Bệnh tay chân miệng ở trẻ là căn bệnh gặp phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim hay phù phổi cấp, cuối cùng có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Có nhiều bạn thắc mắc không biết có bài thuốc nam nào chữa được bệnh này không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây củaLily & WeCare.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh này do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua sự tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng và nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ khỏe mạnh. Biểu hiện chính của bệnh là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt của cơ thể như miệng, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc gối.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông người như ở trường học hay nhà trẻ...Ngoài ra, bệnh này cũng có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh. Vì bệnh có những biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân và miệng nên được gọi là bệnh tay chân miệng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ
Khi bạn thấy ở trẻ xuất hiện những dấu hiệu như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ....thì nên chú ý thêm những triệu chứng sau như:
Nổi ban trên da
Nổi ban trên da là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Vào 1-2 ngày khi phát bệnh, trên cơ thể trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó sẽ trở thành bọng nước. Những nốt ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, giữa lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc ở mông. Thường thì những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Tuy vậy nhưng những vết ban trên da bé thường không đau, không gây ngứa và có thể kéo dài tới tận 10 ngày.
Loét miệng
Thường thì khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét này có đường kính từ 4-8mm và xuất hiện ở trong miệng, ở trên lưỡi và trong vòm miệng của trẻ khiến các bé gặp khó khăn khi nuốt. Có nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường nhưng cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, tốt nhất cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.
Chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ bằng thuốc nam
Chanh muối, ô mai chanh
Chanh từ lâu đã được biết đến là loại hoa quả có tác dụng trong việc diệt khuẩn và kháng viêm. Chanh muối pha với mật ong chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ rất hiệu quả giúp tiêu diệt virus, đồng thời giúp nhanh liền các tổn thương trên da. Tuy nhiên bạn không nên áp dụng cách này với những trường hợp mụn nước của trẻ đã bị vỡ có thể gây loét miệng và sưng miệng... vì tính axit trong chanh khi chạm vào vết thương sẽ khiến trẻ bị đau và khó chịu.
Cây bạc hà
Vì bạc hà có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn và thanh nhiệt, cho nên nó rất hữu hiệu trong việc điều trị ung nhọt và mụn lở. Bạn dùng một nắm bạc hà đun với một lít nước trong vòng 15 phút, lấy nước uống 2 cốc mỗi ngày sẽ có tác dụng chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ.
Tỏi
Tỏi là vị thuốc giúp điều trị các vết loét trên miệng, mụn ở lòng bàn tay và chân giúp nhanh khỏi, đồng thời có thể ngăn ngừa nhiễm trùng nhờ tính kháng khuẩn mạnh. Bạn có thể dùng tỏi làm gia vị chính trong các món ăn của trẻ để hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất.
Rau diếp cá
Thêm một bài thuốc nam chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ tốt đó là dùng rau diếp cá. Những thành phần có trong rau diếp cá có tác dụng kháng virus hiệu quả. Bạn có thể dùng rau diếp cá giã nát, sau đó cho vào nước sôi để tắm cho người bệnh mà không cần tắm lại với nước lã để rau diếp cá phát huy tác dụng của mình. Sau đó bạn dùng nước cốt nghệ thoa vào các vết mụn nước, vết lở loét hoặc dùng gel nha đam thoa vào vùng thương tổn trên da của bé để có kết quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể xay rau diếp cá cho trẻ uống từ 5-7 ngày đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Như vậy, bài viết trênLily & WeCaređã chia sẻ với bạn rất nhiều những thông tin bổ ích về bệnh tay chân miệng ở trẻ cũng như những bài thuốc nam chữa bệnh này. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn.
Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với Xander
Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.
Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của Xander
100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Dùng hạt kê, hạt mùi tắm cho trẻ phòng các bệnh về da
Ngạc nhiên với bài thuốc điều trị bệnh gút bằng lá trầu không và nước dừa
Người Tày chữa bệnh gút bằng cây gắm như thế nào?
Chế độ ăn cho người bị bệnh gút bạn không được quên
Bài thuốc bổ dưỡng từ móng chân lợn
Giá gói xét nghiệm bệnh tay chân miệng
- Tổng phân tích nước tiểu: 35,000 đồng
- Công thức máu: 69,000 đồng
- CRP định lượng: 88,000 đồng
- Xác định Enoterovirus và EV71 bằng RT-PCR: 1,125,000 đồng
Tổng: 1,317,000 đồng
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:(024) 73049779 / 0984.999.501
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Cảnh giác, bệnh tay chân miệng vào mùa!
- 5 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!