Tía tô được sử dụng làm một loại rau thơm và gia vị trong các món ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Đồng thời, đây cũng chính là một cây thuốc quý được mọi người sử dụng rất nhiều để trị bệnh. Đặc biệt, tía tô có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các trường hợp bị bệnh gút và phòng tránh bệnh tái phát.
Đôi nét về lá tía tô
Tía tô là một loại lá rất tốt trong dân gian, toàn thân của cây tía tô đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Lá tía tô sẽ chữa các bệnh như sổ mũi, ho hoặc trị cảm. Lá non sẽ dùng để nấu với cháo, rất tốt với những người bị cảm, giúp tiêu hóa tốt hơn. Hạt của tía tô dùng để trị chứng ho suyễn, cành sử dụng làm thuốc an thai. Không chỉ đơn giản là một vị thuốc dân gian, tía tô còn là một vị thuốc thảo dược của Đông y. Loại rau này có vị cay, tính ấm vào ba kinh Phế - Tâm – Tỳ. Tí tô thuộc vào loại thuốc giúp người bệnh chuyên bị ra mồ hôi, các bệnh nào do phong hàn gây ra thì nên dùng lá tía tô để ra mồ hôi, hạ sốt.
Trong lá tía tô có chứa một lượng tinh dầu theo chất khô là 0,3 – 1,3%, các thành phần trong tinh dầu này có tác dụng giúp ức ché các loại vi khuẩn gây ra ngộ độc thức ăn, thực phẩm. Hơn nữa, nó còn có tác dụng khử bớt mùi tanh của hải sản, giải độc ở cua, cá. Ngoài lá, trong hạt tía tô cũng có chứa đến 40% là dầu béo, có thể dùng làm dầu ăn và tạo thành một số thứ thuốc khác.
Bởi trong tía tô có chứa nhiều tinh dầu mang đến tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn lại các quá trình nhiễm khuẩn, cho nên tía tô có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các đợt cấp tính của bệnh gút. Khi bị gút cấp vì nồng độ acid uric tăng cao trong máu và lắng đọng ở các khớp, kích hoạt các phản ứng viêm khiến cho các khớp trở nên sưng tấy, đỏ và đau hơn rất nhiều. Khi dùng lá và cành của tía tô giã nát ra và đắp vào vị trí khớp xương bị viêm thì sẽ giúp nhanh chóng làm giảm đi các cơn đau nhức, giảm quá trình bị viêm tấy đỏ.
Bài thuốc chữa gút bằng lá tía tô đơn giản mà hiệu quả
Để có thể điều trị bệnh gút bằng lá tía tô, chúng ta có thể dùng lá tía tô theo một số cách sau đây:
Cách thứ nhất: uống nước sắc từ lá tía tô
Mỗi khi bạn có cảm giác đang lên cơn đau do gút, hãy lấy 1 nắm lá tía tô đêm rửa sạch, cho vào nồi sắc lên với nước và dùng để uống. Lá tía tô có tác dụng chống viêm, lợi tiểu cho nên sẽ giúp đào thải bớt phần nào acid uric có trong máu, từ đó, bạn sẽ được giảm đau nhức trong vòng một vài giờ.
Cách thứ hai: dùng lá tía tô làm rau để ăn
Đối với những người đang bị mắc bệnh gút, hãy dùng lá tía tô để ăn trong các bữa ăn hàng ngày, ăn giống như một loại rau sống ăn kèm với thức ăn, nhằm phòng ngừa bệnh tái phát. Mỗi khi khớp có cảm giác sắp bị sưng đau thì lấy lá tía tô, nhai và nuốt để hạn chế tình trạng đau nhức.
Cách thứ ba: đắp lá tía tô để giảm đau và sưng viêm
Lượng tinh dầu dồi dào có trong lá tía tô chính là nguồn chống viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả. Bệnh nhân có thể lấy lá và cành tía tô, giã nát ra rồi đắp vào vị trí khớp vị viêm. Tình trạng đau nhức lúc này chắc chắn sẽ dịu bớt và giảm đau dần đi. Đặc biệt, khi cơn đau của gút do nồng độ acid uric trong máu tăng cao, gây lắng đọng trong các khớp, thì lá và cành tía tô chính là phương pháp hữu hiệu nhất dành cho người bệnh.
Cách thứ tư: ngâm chân với nước lá tía tô
Bài thuốc "cây nhà lá vườn" chữa bách bệnh cho bé không cần kháng sinh
3 bài thuốc điều trị bệnh gút bằng y học cổ truyền dành cho bạn
Uống nước lá tía tô có thực sự giúp dễ đẻ?
5 loại thực phẩm “thần kì” đánh bay cảm lạnh ở mẹ bầu
Khám phá bài thuốc chữa tiểu đường của người dân tộc Xơ Đăng
Bởi nồng độ của acid uric trong máu tăng cao và bị lắng đọng ở trong các khớp, gây nên phản ứng viêm làm cho các khớp bị sưng tấy, nóng đỏ lên và đau rát. Cho nên, mỗi ngày, người bệnh gút chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút để ngâm chân với nước được sắc từ lá tía tô nhằm làm giảm thiểu bớt cơn đau của bệnh.
Đó là 4 cách mà bạn có thể sử dụng để điều trị bệnh gút. Nếu bạn cảm thấy phù hợp với phương pháp nào, hãy chọn để đẩy lùi căn bệnh này nhé!
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!