Chữa viêm nướu răng cho trẻ nhỏ như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Viêm nướu răng là một bệnh khá hay gặp ở trẻ em do nhiễm trùng những mô mềm xung quanh có nhiệm vụ nâng đỡ cho răng. Vậy khi bé bị viêm nướu thì cần điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Lily & WeCare.

Viêm nướu răng là một bệnh khá hay gặp ở trẻ em do nhiễm trùng những mô mềm xung quanh có nhiệm vụ nâng đỡ cho răng. Vậy khi bé bị viêm nướu thì cần điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Lily & WeCare.

Viêm nướu răng là bệnh gì?

Bệnh nướu răng thường có diễn tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau, nguyên nhân dẫn đến bệnh là từ độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra, làm kích thích nướu và vi khuẩn xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ lên.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nướu răng?

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm nướu răng là do mảng bám hình thành trên răng. Theo các bác sĩ, vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Trong trường hợp nếu mảng bám không được làm sạch đúng mức bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày thì nó sẽ tạo ra độc tố kích thích mô nướu và gây ra tình trạng viêm nướu răng.

Từ đó có thể thấy nguyên nhân chính gây ra viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch cho nên dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là những chất bẩn ở khe nướu.

Chữa viêm nướu răng cho trẻ nhỏ như thế nào?

Dấu hiệu của bệnh viêm nướu răng?

Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để phát hiện bệnh viêm nướu răng ở trẻ.

Sưng nhẹ ở viền và gai nướu:

Đây là biểu hiện của bệnh viêm nướu ở giai đoạn đầu. Bình thường nướu của trẻ sẽ có màu hồng, nhưng khi bị viêm nướu thì sẽ tùy theo mức độ nhẹ mà nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ, bị sưng phồng; thậm chí nếu bệnh nặng hơn, thì nướu của trẻ còn có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy. Nướu của trẻ sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở. Ở mức độ cao hơn thì có thể thấy trẻ dễ bị chảy máu nướu răng khi chạm phải hay bị chảy máu tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu.

Bị chảy máu khi đánh răng

Khi bị bệnh viêm nướu răng, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có cảm giác đau. Cũng có những trường hợp trẻ sẽ bị sưng nướu răng rất đau, kèm theo các hiện tượng lưỡi, môi và miệng bị lở, thậm chí gây rát. Cũng vì nguyên nhân nướu bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên. Ở các trẻ nhỏ, vì một số bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy trẻ đau, khóc nên bậc cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa, điều này làm cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn.

Kiểm tra dụng cụ vệ sinh răng

Các bố mẹ cũng có thể kiểm tra bé có bị viêm nướu răng hay không bằng cách kiểm tra bàn chải của bé sau khi bé đánh răng, nếu thấy có màu hồng thì đó là do máu tích tụ lại.

Hôi miệng, hơi thở khó chịu

Ngoài ra, nếu trẻ bị bệnh thì miệng trẻ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi có mủ giữa răng và nướu răng.

Chữa viêm nướu răng cho trẻ nhỏ như thế nào?

Chữa viêm nướu cho trẻ nhỏ

Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị thì bệnh viêm nướu răng rất dễ khỏi. Bệnh viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng và là giai đoạn dễ dàng điều trị nhất.

Khi phát hiện trẻ bị bệnh viêm nướu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám ở các bệnh viện Nhi để thăm khám cũng như tiến hành điều trị bệnh viêm nướu cho trẻ.

Các bố mẹ lưu ý không nên tự ý mua thuốc điều trị, vì việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà thậm chí còn khiến bệnh âm ỉ kéo dài và làm việc điều trị sau này sẽ trở nên khó khăn hơn.

Địa chỉ chữa viêm nướu răng uy tín

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 670/TTG-QĐ ngày 28/4/2006 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội mà tiền thân là Ban Nha khoa Bệnh viện Phủ Doãn. Ban Nha khoa được thành lập từ năm 1939, là cơ sở nha khoa đầu tiên của 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Ngày 12-11-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1874/QĐ-TTg ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. Theo quyết định này của Thủ tướng, Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia được đổi tên thành Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.

Bệnh viện là cơ sở khám và điều trị bệnh tuyến sau cùng về Răng Hàm Mặt, và đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và cơ sở đào tạo cán bộ Răng Hàm Mặt ở các bậc đại học và sau đại học.

Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3826 9727

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Bảy: 07:30 - 17:00

Chữa viêm nướu răng cho trẻ nhỏ như thế nào?

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh là một cơ sở được Nhà nước đầu tư hơn 11 tỷ đồng. Bệnh viện đầu ngành về chuyên khoa khám và điều trị răng hàm mặt của Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh, nơi điều trị có uy tín trong nhiều năm qua, chất lượng cao - giá cả do Nhà nước qui định.Bệnh viện hoạt động theo Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000, được tổ chức Quacert – IAZ-ANZ cấp giấy chứng nhận vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.

Bệnh viện với đội ngũ trên 80 bác sĩ Răng Hàm Mặt nhiều kinh nghiệm, tay nghề giỏi, thường xuyên cập nhật kiến thức, được đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước liên tục. Bệnh việc có hơn 80 ghế máy nha khoa mới, trang thiết bị hiện đại nhất. Thực hiện tất cả các loại hình điều trị kỹ thuật cao của ngành Nha khoa tiên tiến như khám răng với máy nội soi, tẩy trắng răng, đo độ hôi miệng, cắm ghép răng (Implant), phục hình răng sứ, hàm khung kim loại, chỉnh hình răng mặt, cạo vôi bằng máy siêu âm, massage răng miệng, trám răng thẩm mỹ, phẫu thuật hàm mặt, thẩm mỹ và tạo hình.

Địa chỉ: 263-265 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Quận 1, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3836 0191

Giờ làm việc:

  • Thứ Hai - Chủ nhật: 07:00 - 10:00 và 13:00 - 16:00
  • Ngoài giờ: 16:30 - 19:00. Sau 19:00: Chỉ cấp cứu nha khoa và cấp cứu hàm mặt

Như vậy, bệnh viêm nướu răng là bệnh khá hay gặp ở trẻ do các bé chưa có thói quen đánh răng và giữ vệ sinh răng miệng. Lily & WeCare khuyên bố mệ nên tập cho bé có thói quen đánh răng mỗi ngày để tránh mắc phải bệnh này.

Xem thêm:

  • Nhận biết chứng viêm nướu ở trẻ nhỏ
  • Viêm nướu răng và u hạt thai nghén có liên quan đến nhau không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!