Chuẩn đoán bệnh tại nhà qua các triệu chứng ho

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/27/2024

Các triệu chứng ho không chỉ là biểu hiện của cảm cúm và cảm lạnh mà còn có thể là dấu hiệu nhận biết của các chứng bệnh nguy hiểm khác.

Các triệu chứng ho không chỉ là biểu hiện của cảm cúm và cảm lạnh mà còn có thể là dấu hiệu nhận biết của các chứng bệnh nguy hiểm khác. Hello Bacsi sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh tại nhà bằng cách theo dõi 7 triệu chứng ho sau đây nhé!

1. Hội chứng chảy dịch mũi sau

Biểu hiện: Những người mắc hội chứng này khi ho sẽ tạo ra âm thanh tương tự như ho khan hoặc ho có đờm. Nguyên nhân là vì chất nhờn chảy từ mũi xuống cổ họng bạn (có thể do dị ứng hoặc cảm lạnh) dẫn đến kích thích các mút thần kinh gây ra triệu chứng ho.

Triệu chứng: Kiểu ho này thường nặng hơn về đêm. Bạn sẽ liên tục cảm thấy cổ họng ngứa ngáy và khó chịu. Đặc biệt nếu nguyên nhân dẫn đến việc ho là dị ứng thì bạn có thể sẽ ngứa mắt và hắt hơi.

Chuẩn đoán và điều trị: Để khắc phục tình trạng này, nếu như bạn nghĩ mình đang dị ứng, bạn có thể thử dùng thuốc kháng histamin ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu sau vài tuần cơn ho vẫn chưa dứt, bạn nên đến bệnh viện và nhờ các bác sĩ xét nghiệm da để tìm ra nguyên nhân gây dị ứng.

Mặt khác, nếu nguyên nhân là do cảm cúm, bạn có thể thử các phương thuốc tự nhiên ngay tại nhà, chẳng hạn như súc miệng hoặc xông mũi bằng nước muối để giúp thông đờm trong mũi và họng. Tuy nhiên, nếu như bạn vẫn còn ho sau hơn một tuần thì tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời trước khi bệnh ho chuyển thành viêm xoang.

2. Hen suyễn (Hen phế quản)

Biểu hiện:Những người bị hen suyễn thường ho khan và có hơi thở khò khè, do hen suyễn còn là nguyên nhân của viêm đường hô hấp. Từ đó dẫn đến việc khó thở cũng như lúc thở có tiếng khò khè đi kèm với triệu chứng ho.

Triệu chứng:Đối với những người bị hen suyễn, cơn ho sẽ trở nên nặng hơn vào ban đêm hoặc khi bạn đang tập thể dục. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng như nặng ngực, khó thở, mệt mỏi.

Chuẩn đoán và điều trị: Để kiểm tra xem bạn có bị hen suyễn hay không, các bác sĩ thường phải thực hiện hô hấp ký để kiểm tra chức năng phổi của bạn. Sau đó, để điều trị chứng bệnh này, các bác sĩ thường kê cho bạn hai loại thuốc khác nhau:

Thuốc tác dụng nhanh chóng: Thuốc tác dụng nhanh chóng là các loại thuốc giãn phế quản, chẳng hạn như thuốc Albuterol giúp bạn có thể thở dễ dàng hơn.

Thuốc uống hàng ngày: Bạn cần uống các loại thuốc này hàng ngày để giúp kiểm soát và kìm hãm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Các loại thuốc thường gặp là thuốc ức chế Leukotriene, chẳng hạn như thuốc Singulair.

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Chuẩn đoán bệnh tại nhà qua các triệu chứng ho

Biểu hiện: Căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh khi dịch vị trào ngược vào thực quản của bạn. Những người mắc bệnh này sẽ ho khan, không liên tục. Theo nghiên cứu được công bố trên tập san khoa học Nature vào năm 2016 cho thấy, căn bệnh này là nguyên nhân lớn thứ 2 dẫn đến chứng ho kinh niên. Khoảng 40% những ca ho kinh niên đều bắt nguồn từ căn bệnh này.

Triệu chứng:Thường cơn ho bắt nguồn từ căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ trở nặng khi bạn đang nằm hoặc đang ăn. Dấu hiệu dễ nhất để nhận biết bạn đang mắc căn bệnh này là các cơn ho bắt đầu ngay khi bạn vừa nằm xuống.

Thông thường căn bệnh này không có bất cứ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng phụ như ợ nóng và khàn giọng.

Chuẩn đoán và điều trị: Để chuẩn đoán căn bệnh này, bạn sẽ cần chụp X-quang hoặc nội soi dạ dày. Để điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giúp giảm quá trình sản sinh axit trong cơ thể, chẳng hạn như thuốc Pepcid AC, Zantac hoặc Prilosec.

4. Phổi tắc nghẽn mãn tính

Biểu hiện: Căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm cả viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc. Những người mắc căn bệnh này sẽ ho khan liên tục. Đặc biệt ho có đờm nhiều vào buổi sáng.

Triệu chứng: Ho nặng nhất vào buổi sáng và giảm dần trong ngày. Những người mắc chứng bệnh này có thể cảm thấy khó thở, đặc biệt là khi vận động. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng như thở khò khè, mệt mỏi và nặng ngực.

Chuẩn đoán và điều trị: Để chuẩn đoán căn bệnh này, các bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng phổi, thực hiện hô hấp ký cũng như chụp X-quang vùng ngực của bạn. Để điều trị bệnh, bạn cần có thuốc giãn phế quản hoặc steroids dạng hít. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến khích bạn bỏ việc hút thuốc. Trong các trường hợp nặng hơn có thể cần sử dụng liệu pháp oxy.

5. Ho do uống thuốc

Chuẩn đoán bệnh tại nhà qua các triệu chứng ho

Biểu hiện:Một số loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin được dùng để điều trị huyết áp cao. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ho, cụ thể là ho khan, ở 20% lượng bệnh nhân đang sử dụng.

Triệu chứng: Sau vài tuần sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin, bạn sẽ bắt đầu có nhưng cơn ho khan.

Chuẩn đoán và điều trị: Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tìm cách điều trị chứng bệnh này. Nếu bạn chỉ ho nhẹ thì có thể chuyển sang một loại thuốc khác tương tự. Tuy nhiên, nếu những cơn ho dần trở nên nghiêm trọng thì bạn có thể đề nghị thay đổi phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp chẳng hạn như thuốc kháng thụ thể angiotensin.

6. Phế cầu khuẩn

Biểu hiện: Những người bị ho do phế cầu khuẩn trong thời gian đầu sẽ ho khan. Sau đó vài ngày sẽ dần chuyển sang ho có đờm với đờm có màu vàng, xanh đỏ hoặc màu gỉ sắt.

Triệu chứng: Phế cầu khuẩn ngoài ho ra còn có thể khiến người bệnh bị sốt, rét, khó thở và đau khi thở sâu hoặc ho.

Chuẩn đoán và điều trị: Bác sĩ có thể dễ dàng chuẩn đoán và phát hiện ra bạn có nhiễm phế cầu khuẩn hay không bằng cách kiểm tra ngực bạn thông qua ống nghe. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể yêu cầu bạn chụp X-quang và xét nghiệm máu để xác định chính xác nguyên nhân là do virus hay vi khuẩn.

Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn thì bạn có thể điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh.
Ngược lại, nếu nguyên nhân là do virus, cách điều trị duy nhất là nghỉ ngơi, uống thuốc OTC (những loại thuốc bạn có thể uống mà không cần bác sĩ kê đơn).

7. Bệnh ho gà

Biểu hiện: Căn bệnh này thường rất hiếm gặp do chúng ta đã được tiêm phòng vaccine. Tuy nhiên, gần đây bệnh ho gà lại phát tán rất rộng. Những người bị bệnh ho gà thường sẽ ho khan, liên tục, dữ dội và thở khọt khẹt.

Triệu chứng: Những triệu chứng ban đầu rất giống với bệnh cảm: sổ mũi, chảy nước mắt, sốt và ho. Tuy nhiên, sau một tuần thì những cơn ho bắt đầu dữ dội hơn. Có những trường hợp ho nặng đến nỗi khiến bệnh nhân nôn.

Chuẩn đoán và điều trị: Chứng bệnh này có thể chẩn đoán được thông qua xét nghiệm máu và chụp X-Quang. Để điều trị chứng bệnh này, bạn có thể sử dụng kháng sinh.

Bước vào mùa mưa, bạn sẽ càng dễ mắc các bệnh cảm cúm và cảm lạnh với triệu chứng ho quen thuộc. Tuy nhiên, đừng chủ quan xem đây là bệnh thông thường mà không đi khám bác sĩ nhé. Rất có thể bạn đang mắc phải căn bệnh khác trầm trọng hơn mà không hề biết đấy.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 20 cách giúp bạn phòng tránh cảm lạnh và cảm cúm
  • Bệnh ho gà ở trẻ: Bạn đừng coi thường!
  • Bố mẹ cần lưu ý về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!