Chung sống với những chất độc này, hỏi sao ngày càng ốm yếu

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Chúng ta đang tự đầu độc mình bằng cách thải hóa chất và nhiều chất gây ô nhiễm khác vào môi trường sống.

Trong một nghiên cứu gần đây ở Mỹ có đến 200 bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường.

Độc tố từ các đồ dùng trong nhà

Chiếm đến 90% trường hợp ngộ độc ở Mỹ . Các hóa chất độc hại thường được tìm thấy trong chất keo dính, sơn, nguyên liệu làm thảm trải sàn, nệm ghế, sản phẩm làm từ gỗ, sản phẩm vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa.

Độc chất trong nhà

Nhà chúng ta đang ở chứa vô số chất độc: chúng ở trong các vật liệu xây dựng, hóa chất trong sơn quét nhà, bụi mạt và các chất thải trong sinh hoạt hàng ngày như nấu nướng…

Chung sống với những chất độc này, hỏi sao ngày càng ốm yếu

Nhà tưởng sạch nhưng cực nhiều yếu tố gây bệnh (ảnh minh họa: Internet)

Khói thuốc lá

Những phân tử độc hại trong khói thuốc lá có thể lơ lửng nhiều giờ sau khi hút. Nếu hít thở khói thuốc này thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe bạn theo nhiều cách.

Ung thư: Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 3000 người không hút thuốc lá nhưng chết do bệnh ung thư vì sống trong môi trường có nhiều khói thuốc gây ra. Những bệnh ung thư thường gặp là: ung thư xoang, ung thư cổ tử cung, ung thư vú và ung thư bàng quang.

Bệnh tim mạch: Hút thuốc thụ động cũng có hại cho tim mạch của người không hút thuốc như gây ra bệnh tim động mạch vành, tổn thương thành mạch, và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Có đến 35.000 người không hút thuốc lá chết vì bệnh tim mạch do khói thuốc mỗi năm tại Mỹ.

Bệnh phổi: Bệnh phổi mãn tính như viêm phế quản, hen suyễn có liên quan đến hút thuốc lá thụ động. Việc hạn chế hút thuốc thụ động không lại là chuyện dễ dàng. Hiện nay nhiều quốc gia đã đưa ra những luật nghiêm ngặt để ngăn cấm việc hút thuốc lá nơi làm việc, quán ăn hay những nơi công cộng và xử phạt gắt gao.

Bụi mạt

Là những con ve rất nhỏ, mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy, chúng sống trong nệm giường, khăn trải giường, thảm… Thức ăn của chúng là những tế bào chết rơi rụng từ cơ thể con người hoặc vật nuôi và các chất hữu cơ tìm thấy nơi chúng sống. Khi trưởng thành chúng lột bỏ lớp vỏ ra, lớp vỏ này cùng chất thải gây dị ứng cho  một số người làm ngứa mũi, mắt, thậm chí có thể gây cơn hen nặng. Loài mạt chỉ sống được trong môi trường có độ ẩm trên 70%, vì vậy giữ môi trường trong nhà khô ráo, vệ sinh chăn mền, hút bụi thường xuyên là biện pháp ngăn ngừa bụi mạt.

  5 bước kiểm soát mạt bụi nhà (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

Nấm mốc sinh ra độc tố

Tuy không phải là tất cả nhưng nhiều loại nấm mốc có thể sản sinh những độc tố có thể tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe như:

Hệ mạch máu: làm tăng tính dễ vỡ của mạch máu, gây xuất huyết trong mô tế bào (ví dụ aflatoxin, satratoxin, roridins).

Hệ tiêu hóa: tiêu chảy, nôn ói, xuất huyết tiêu hóa, hoại tử gan, xơ gan (aflatoxin) hoặc ăn mòn niêm mạc tiêu hóa như T-2 toxin, gây chán ăn như vomitoxin.

Hệ hô hấp: suy hô hấp, xuất huyết ở phổi (trichothecenes).

Hệ thần kinh: run, chứng thất điều vận động, trầm cảm, nhức đầu (ví dụ tremorgens, triclothecenes).

Hệ niệu: gây độc cho thận (ochratoxin, citrinin).

Hệ sinh dục: vô sinh, rối loạn kinh nguyệt (T-2 toxin, zeazalenone).

Hệ miễn dịch: bị suy giảm  (nhiều loại mycotoxins).

Vệ sinh nhà cửa, hút bụi và lau chùi thường xuyên là biện pháp ngăn ngừa bụi mạt

>> Xem thêm: Rệp giường: Sát thủ hút máu trong phòng ngủ

BS. Đồng Sĩ Tính

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!