Trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản. Bệnh thường tiến triển rất nhanh nên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như rối loạn phổi, suy hô hấp,... Trong bài viết dưới đây, Lily & WeCarexin đề cập đến hướng điều trị viêm phế quản ở người lớn và trẻ nhỏ.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Trước khi bàn về hướng điều trịviêm phế quản ở người lớn và trẻ nhỏ, hãy cùng tìm hiểu qua về triệu chứng của căn bệnh này. Viêm phế quản là tình trạng cả hai bên phổi bị viêm, bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu như người lớn là do thường sử dụng thuốc lá, thuốc lào hoặc sinh sống và làm việc trong môi trường khói bụi nhiều thì trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh tật.
Ở dạng cấp tính, bệnh nhân thường bị ho hoặc ho có đờm, đờm có màu xanh lục, xám vàng, trắng hoặc trong tuỳ vào từng người. Bệnh nhân cảm thấy khó thở, cảm giác này còn trầm trọng hơn khi người bệnh phải gắng sức. Một số người còn bị thở khò khè, cơ thể mệt mỏi, tức ngực, sốt và ớn lạnh. Người bệnh viêm phế quản cấp tính cũng có thể bị ho dai dẳng kéo dài suốt nhiều tuần hoặc nhiều tháng do các phể quản chưa lành lặn. Tuy nhiên, ho cũng có thể là triệu chứng của viêm phổi hoặc suyễn.
Ở dạng mạn tính, người bệnh viêm phế quản hay ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong 1 năm và kéo dài liên tục trong 2 năm. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường bị ho và khạc đờm. Tình trạng này tái phát nhiều lần trong năm, nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc trời trở lạnh, có thể ho khan nhưng vẫn có đờm trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm có màu vàng và đặc hơn, có thể có cả mủ và lượng đờm tối thiểu mỗi ngày là 5 – 10ml, càng về sau càng tăng nhiều hơn. Về lâu dài, nếu không có hướng điều trị viêm phế quảnở người lớn và trẻ nhỏ đúng cách có thể gây ra áp xe hoá hoặc giãn phế quản, lượng đờm mỗi ngày có thể lên tới hàng chén. Các đợt ho có đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4 – 5 lần/ năm, 10 – 15 ngày/lần, càng về sau càng thường xuyên và kéo dài hơn.
Tương tự như dạng viêm phế quản cấp, bệnh nhân viêm phế quản mạn tính thường thấy khó thở, ban đầu mới chỉ là cảm giác “trống hơi” nặng nề như bị đè nén trong lồng ngực, dần dần người bệnh sẽ cảm thấy thiếu dưỡng khí thật sự. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân viêm phế quản mạn tính còn bị xanh xao, sút cân, cả ngày buồn ngủ lơ mơ, tim đập nhanh,...
Hướng điều trị viêm phế quản ở người lớn và trẻ nhỏ
Hướng điều trị viêm phế quản ở người lớn
Bệnh viêm phế quảncó thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là ở người lớn do họ thường xuyên hít phải khói bụi, có thói quen hút thuộc hoặc chế độ sinh hoạt không khoa học. Dưới đây là các hướng điều trị viêm phế quản ở người lớn:
- Đi khám bác sĩ: Thay vì dùng các loại thuốc điều trị viêm phế quản bán tràn lan trên thị trường hoặc sử dụng thuốc ho, thuốc kháng sinh vô tội vạ,... tốt hơn hết là nên đi khám tại bệnh viện, phòng khám để các bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra phương hướng chữa trị phù hợp nhất với cơ thể và tình trạng bệnh của mỗi người. Do đó, Lily & WeCare đặc biệt khuyên quý độc giả không nên tự ý sử dụng một loại thuốc cụ thể nào vì cơ địa mỗi người khác nhau. Dù hiện nay có rất nhiều loại thuốc chuyên chữa viêm phế quảnnhưng chỉ sau khi được bác sĩ thăm khám và tư vấn, bạn mới có thể biết bản thân nên dùng loại thuốc nào và dùng với liều lượng như thế nào.
- Kết hợp chữa bệnh viêm phế quản phổi bằng gừng, tỏi:
Trong gừng có chứa hoạt chất làm giãn cơ hô hấp và giảm viêm đường hô hấp như một số loại thuốc trị hen nhất định. Do đó, người bị viêm phế quản có thể dùng gừng chữa bệnh một cách hiệu quả và an toàn bằng cách lấy 0,5kg gừng tươi rửa sạch rồi đem ép lấy nước cốt, cho thêm khoảng 200 gram mật ong nấu thành cao và cho vào lọ dùng dần, khi dùng pha với nước sôi để uống, dùng 2 lần/ngày.
Bên cạnh gừng, tỏi cũng chứa chất kháng sinh tự nhiên cực mạnh là allicin có khả năng cải thiện máu lưu thông trong hệ thống phổi và chống viêm, giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn. Cách chữa viêm phế quản bằng tỏi như sau: Lấy 1 tép tỏi cắt nhỏ và mỗi ngày dùng 3 lần hoặc có thể làm thành cao tỏi để uống. Nấu cao tỏi bằng cách lấy 0,6kg tỏi bóc sạch vỏ, băm nhuyễn rồi trộn với 0,9kg mật ong đem ninh thành cao, ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 3 thìa.
- Cải thiện môi trường sống: Cải thiện môi trường sống ở đây nghĩa là làm sạch khói bụi, khi độc khỏi không gian sống. Ngoài ra, người bệnh nên dùng thêm các loại máy tạo ẩm nhằm nới lỏng chất nhầy trong đường thở và phải ngừng hút thuốc, ngừng uống bia rượu.
- Áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và rèn luyện khoa học: Trong các hướng điều trị viêm phế quản cho người lớn và trẻ nhỏ, việc tuân thủ một chế độ sinh hoạt hợp lý là vô cùng quan trọng. Người bệnh cần luyện tập bằng bụng để tăng lượng không khí đi vào phổi vì khi bị viêm phế quản, bệnh nhân luôn cảm thấy tức ngực, khó thở, hít thở không thông. Khi cảm thấy khó thở hay mệt mỏi, nên nghỉ ngơi, tránh để cơ thể làm việc quá sức. Ngoài ra, nên ăn nhiều cháo hành và uống đủ nước để tránh tình trạng tắc nghẽn và xung huyết, đồng thời giúp họng bớt đau rát do ho nhiều.
- Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm phế quản: Việc lạm dụng thuốc luôn hại nhiều hơn lợi, do đó cần có lời khuyên từ bác sĩ để lựa chọn các loại thuốc điều trị viêm phế quản ở người lớn phù hợp. Nên nhớ, ho nhiều không phải triệu chứng bệnh tình xấu đi mà ngược lại, nó còn giúp đàm nhiều hơn, khiến lành bệnh nhanh hơn. Như vậy, có thể hiểu ho tự nhiên tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, trường hợp ho có đờm quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh, nên lúc này cần đi khám bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc sao cho hợp lý.
Ngoài ra, bệnh viêm phế quản còn gây ra tình trạng tức ngực nên bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau để giảm bớt phần nào cảm giác khó chịu. Tuy nhiên nên nhớ, những loại thuốc này chỉ giúp giảm bớt cơn đau tức chứ không hề có công dụng điều trị viêm phế quản.
Hướng điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Bên cạnh người lớn, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc viêm phế quản vì sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch còn non nớt. Dấu hiệu viêm phế quản thường thấy ở trẻ em là ho, ho có đờm, viêm họng, sổ mũi và một số dấu hiệu nhiễm khuẩn khác nên nhiều phụ huynh mắc sai lầm là cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bản chất của các loại thuốc kháng sinh cũng là một dạng virus nên dù có thể chấm dứt triệu chứng viêm họng, đau rát nhưng không thể điều trị tận gốc bệnhviêm phế quản, thậm chí còn khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút. Do đó, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc ho, thuốc kháng sinh đúng thuốc, đúng liều lượng.
Ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu mắc viêm phế quản, mẹ nên giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng. Hạn chế cho bé uống nước lạnh, thay vào đó là nước ấm để tránh bị tắc sung huyết, đồng thời làm sạch đờm nhớt ở phế quản, giúp trẻ dễ thở hơn và đỡ đau rát. Lúc này, nếu thấy trẻ ho cũng không nên quá lo lắng bởi điều này sẽ giúp đẩy đờm ra ngoài, làm sạch cuống phổi và khoang họng. Trường hợp trẻ bị nặng và không có phản xạ ho, hướng điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ lúc này là phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngày để có thể hút đờm ra ngoài và điều trị trị liệu.
Khi bị viêm phế quản, trẻ thường bị cảm hoặc sổ mũi đi kèm. Tuy các chứng bệnh này không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng nên điều trị dứt điểm cho bé, tránh việc virus lây lan dẫn tới các biến chứng không đáng có. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, nên cho bé uống nhiều nước ấm, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và thấm mồ hôi, nên chọn quần áo cho trẻ làm từ vải cotton mềm mại. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ C, có thể dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để hạ sốt nhưng tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc. Nguy hiểm hơn, nếu thấy trẻ có dấu hiệu nôn mửa, bỏ ăn, da xanh, thở gấp, khó thở, phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay.
Như đã nói ở trên, một trong những hướng điều trị viêm phế quản ở người lớn và trẻ nhỏ hiệu quả nhất là luôn giữ gìn môi trường sống của trẻ thật sạch sẽ, nhất là khi trẻ bị viêm phế quản. Phải giữ trẻ tránh xa virus, khói thuốc, bụi bẩn, hoá chất độc hại; che đậy kín kẽ và cho trẻ đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, nhất là khi thời tiết trở lạnh và có sương.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!