Hẹp bao quy đầu là một bệnh lý nam khoa thường gặp nhưng có rất nhiều nam giới không nắm biết được các thông tin cơ bản và cách xử lý bệnh.
Nam giới ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh hẹp bao quy đầu. Đàn ông ở tuổi trưởng thành, dương vật có hiện tượng cương cứng, khi đó, phần bao da bao bọc bao quy đầu tuột xuống và để lộ ra phần quy đầu dương vật. Tuy nhiên, một số nam giới hiện tượng này không xảy ra, phần bao da quy đầu bị chít hẹp và rất khó tuột xuống, phải có sự hỗ trợ, thậm chí nếu cố tuột xuống có thể dẫn tới rách bao quy đầu, gây đau đớn, chảy máu.
Hẹp bao quy đầu gặp ở trẻ nhỏ gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý. Hầu hết các bé trai khi mới sinh ra do đặc điểm sinh lý bình thường nên có thể bị hẹp hoặc dài bao quy đầu. Thời gian này, bệnh không đáng lo ngại, nhưng trong khoảng từ 3 – 4 tuổi trở lên bao quy đầu không thể tự tuột ra được thì bạn cần phải hết sức lưu ý để có hướng trị bệnh tốt nhất cho con.
Bao quy đầu bị hẹp gây trở ngại khi đi tiểu và hoạt động quan hệ tình dục, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên là nhóm dễ mắc phải hẹp bao quy đầu nhất.
Làm thế nào biết được bạn bị hẹp bao quy đầu?
Triệu chứng và dấu hiệu của hẹp bao quy đầu rất dễ nhận ra do ảnh hưởng trực tiếp của bệnh đến sinh lý và sinh hoạt “chăn gối” của cánh mày râu.
Bạn có thể nhận biết mình bị hẹp bao quy đầu khi dương vật cương cứng mà bao quy đầu không lộn ra và tuột xuống hết được hoặc không lộn được một chút nào mà ôm lấy toàn bộ phần quy đầu dương vật.
Ngoài ra, quy đầu bị đau và viêm cũng là một dấu hiệu của hẹp bao quy đầu. Bé trai bị hẹp bao quy đầu thường có triệu chứng bao quy đầu phồng lên sau khi đi tiểu do bao quy đầu hẹp và nước tiểu không thoát ra hết được.
Bạn nên nhận ra nguy cơ hẹp bao quy đầu sớm ở trẻ. Nếu trẻ khi 3 – 5 tuổi mà bao quy đầu không thể lộn xuống được và bao quy đầu không chìa ra một chút thì trẻ có nguy cơ bị hẹp bao quy đầu.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Phòng ngừa hẹp bao quy đầu như thế nào?
Hầu hết các trường hợp hẹp bao quy đầu gây viêm có thể kiểm soát dễ dàng bằng cách kết hợp vệ sinh tốt kèm các loại kem hoặc thuốc mỡ theo chỉ định. Bạn cũng nên tránh sử dụng các thuốc kích thích dương vật.
Phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh hẹp bao quy đầu là thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, ở trẻ em, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kem bôi khánh viêm corticosteroid 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết loại sản phẩm và liều dùng phù hợp.
Ở người lớn, hẹp bao quy đầu thường xuyên có thể được liên kết với các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nó cũng có thể được gây ra bởi một số điều kiện da khác nhau bao gồm:
- Bênh chàm – bệnh da liễu khiến da trở nên ngứa, đỏ, khô và nứt.
- Bệnh vẩy nến – bệnh da liễu gây đỏ trên da, bong tróc da thành mảng tròn và cứng, có vảy bạc.
- Lichen phát ban – phát ban ngứa không nhiễm trùng, có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực của cơ thể.
- Lichen xơ hóa – bệnh mô sẹo hiếm gặp của bao quy đầu do sự kích thích tiết niệu ở nam giới và trẻ em.
Bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, hoạt động thể thao và tránh các chất kích thích, hút thuốc, rượu bia. Tìm cách giải quyết căng thẳng trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, cải thiện mối quan hệ với vợ hoặc người yêu và chăm sóc sức khỏe bản thân đúng cách.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!