Cô gái bị nổi mụn cóc đầy ở trán chỉ vì dùng chung một vài vật dụng với chị gái: Khuyến cáo chị em đừng bao giờ làm theo

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Do tiết kiệm sinh hoạt phí nên Tiểu Xuân dùng chung mỹ phẩm chăm sóc da và vật dụng trang điểm với chị gái.

Bác sĩ Thái Dật San, khoa da liễu, bệnh viện Mackay Memorial Hospital chia sẻ về trường hợp Tiểu Xuân (20 tuổi). Do tiết kiệm sinh hoạt phí nên Tiểu Xuân dùng chung mỹ phẩm chăm sóc da và vật dụng trang điểm với chị gái.

Chẳng hạn với mút trang điểm thì sẽ được sử dụng cho đến khi mặt bông bị nứt và rách mới vứt bỏ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Tiểu Xuân bị nhiễm khuẩn và nổi mụn cóc ở trán. Sau khi tiến hành điều trị, thay mỹ phẩm và tránh dùng chung vật dụng trang điểm với chị gái, tình trạng của Tiểu Xuân đã cải thiện.

Cô gái bị nổi mụn cóc đầy ở trán chỉ vì dùng chung một vài vật dụng với chị gái: Khuyến cáo chị em đừng bao giờ làm theo

Với trường hợp của Tiểu Xuân, bác sĩ Thái Dật San giải thích: 'Virus human papillomavirus (HPV) chính là thủ phạm gây ra mụn cóc, khả năng lây lan nhanh và quá trình điều trị lâu dài'.

Virus thường sống ký sinh ở tế bào của con người, nhưng nó cũng có thể sống sót trong những vật dụng trang điểm ẩm ướt. Chị em phụ nữ không nên sử dụng chung vật dụng trang điểm với người khác để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Cô gái bị nổi mụn cóc đầy ở trán chỉ vì dùng chung một vài vật dụng với chị gái: Khuyến cáo chị em đừng bao giờ làm theo

Trường hợp khác, bác sĩ Thái Dật San kể về một thanh niên mắc bệnh nấm da chân và mông, hơn nữa bệnh không ngừng tái phát. Thời gian đầu, bác sĩ Thái Dật San cho rằng người bệnh bôi thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cần phải tiếp tục bôi thuốc khoảng 2 tuần sau khi vết nấm da biến mất, bởi khi đó vi khuẩn nấm mới bị tiêu diệt hoàn toàn.

Cô gái bị nổi mụn cóc đầy ở trán chỉ vì dùng chung một vài vật dụng với chị gái: Khuyến cáo chị em đừng bao giờ làm theo

Sau khi tìm hiểu thói quen của người bệnh, bác sĩ Thái Dật San nhận ra nguyên nhân bệnh nấm da tái phát bắt nguồn từ tất và quần lót của người bệnh không được vệ sinh sạch sẽ và thay mới định kỳ.

Bác sĩ Thái Dật San nhắc nhở: 'Vi khuẩn nấm vẫn có thể tồn tại trong áo quần, đồ lót hoặc tất của người bệnh. Khi bạn nhiễm nấm da, bạn nên thay đồ lót định kỳ, điều này sẽ ngăn chặn nguy cơ bệnh nấm da tái phát, đồng thời tránh lãng phí thời gian và tiền bạc trong quá trình điều trị. Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng vật dụng chung với người nhà để ngăn chặn bệnh nấm da lây lan'.

Theo TVBS

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!