Có nên đình chỉ chu kỳ kinh nguyệt?

Sống khỏe mạnh - 05/21/2024

Mùa du lịch là mùa nhiều chị em nghĩ đến đình chỉ chu kỳ đèn đỏ để có thể thoải mái tắm biển, chơi thoả thích.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp gặp rắc rối lớn.

Có nên đình chỉ chu kỳ kinh nguyệt?

Ảnh minh hoạ.

Rong kinh sau khi đình chỉ chu kỳ kinh nguyệt

Chị Trần Thị Hằng trú tại Vũ Ngọc Phan, Đống Đa, Hà Nội nhăn nhó vì chu kỳ kinh nguyệt của chị đã kéo dài 2 tuần nay. Đây là một điều bất thường vì từ khi bắt đầu dậy thì, chị Hằng chưa bao giờ bị như thế. Khi sinh con, sản dịch cũng không nhiều như vậy.

Chị Hằng cho biết cách đây 1 tháng gia đình chị tổ chức đi du lịch ở Đà Nẵng 5 ngày. Vì áng trước dịp nghỉ mát đó trùng vào chu kỳ kinh nguyệt của mình nên chị Hằng tìm cách đình chỉ chu kỳ cho chậm hơn.

Chị lên mạng tìm kiếm, người ta chia sẻ việc dùng thuốc tránh thai để làm chậm ngày đèn đỏ lại. Chị Hằng đã ra hiệu thuốc mua thuốc, được nhân viên nhà thuốc bán cho một vì thuốc đình chỉ kinh nguyệt tạm thời.

Theo như lời hướng dẫn chị uống đều đặn hàng ngày đúng giờ đến khi chị muốn chu kỳ bắt đầu thì dừng thuốc. Về nhà, chị đều đặn uống thuốc như hướng dẫn. Sau hơn 2 tuần, chị Hằng ngưng sử dụng thuốc. Kết quả, sau 3 ngày chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu và đến nay đã hơn 2 tuần vẫn bị rong kinh.

Sốt ruột, chị Hằng đã tìm đến bác sĩ sản khoa để khám. Bác sĩ cho biết bị chị rối loạn nội tiết, rong kinh do lạm dụng thuốc tránh thai.

Trường hợp của Nguyễn Thị Loan trú tại Định Công, Hà Nội cũng tương tự. Loan chưa lập gia đình, chưa từng quan hệ tình dục nhưng vì muốn trì hoãn ngày đèn đỏ vào dịp nghỉ mát ở công ty nên cô đã uống thuốc tránh thai từ 2 tuần. Mỗi ngày Loan uống 2 viên để mong chắc chắn ngày đó không đến.

Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ Loan bắt đầu thấy lo lắng khi chu kỳ đèn đỏ hơn 1 tháng chưa thấy trở lại. Da mặt thì sạm hơn và nhờn nhờn rất khó chịu. Loan kể khi sử dụng thuốc tránh thai cô thấy người mệt, chóng mặt nhưng nghĩ do tác dụng của thuốc nên cô vẫn kiên trì uống. Bác sĩ khám cho biết Loan bị rối loạn nội tiết tố vì lạm dụng thuốc tránh thai để đình chỉ kinh nguyệt.

Ngừa tăng cân khi dùng thuốc tránh thai. (Việt hóa bởi SongKhoe.vn)

Có nên đình chỉ kinh nguyệt?

Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung cho biết mùa hè nhiều chị em gặp rắc rối ở 'cô bé' vì là mùa nghỉ lễ, đi bơi nhiều. Với chị em việc đến ngày đèn đỏ không chỉ khiến họ gặp rắc rối khi đi vui chơi, không được bơi lội mà không ít chị em hay bị đau bụng trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì thế họ nghĩ ra cách đình chỉ tạm thời chu kỳ kinh nguyệt.

Việc đình chỉ kinh nguyệt, bác sĩ Dung cho biết, trong trường hợp bất khả kháng, chị em có thể tạm đình chỉ bằng cách sử dụng thuốc tránh thai nhưng chỉ cần uống thuốc tránh thai trước 3 ngày của chu kỳ. Không nên uống quá lâu, quá nhiều.

Tác dụng hay gặp khi đình chỉ kinh nguyệt bằng thuốc như rong huyết, giảm khẩu vị, buồn nôn, nhức đầu, thay đổi mức độ ham muốn và đáp ứng tình dục, viêm âm đạo, xuất tiết ở âm đạo, viêm đường tiết niệu, thay đổi về lượng kinh, đau ngực, có vấn đề ở da.

Có những chị em bị rong kinh, viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn nội tiết vì sử dụng thuốc tránh thai đình chỉ kinh nguyệt không đúng cách.

Với phụ nữ, bác sĩ Dung khuyến cáo nếu chưa bao giờ dùng viên thuốc tránh thai, bạn cần biết mình có đủ tiêu chuẩn sức khỏe để dùng hay không (vì thuốc chống chỉ định dùng khi bị bệnh nghẽn tắc tĩnh mạch, bệnh mạch máu não hay mạch vành, bệnh van tim, tăng huyết áp, nhức đầu, nghi ngờ ung thư vú, bệnh gan, tiểu đường).

Với những người đang dùng thuốc tránh thai cũng cần xem xét kỹ có bị những khó chịu nặng do kinh nguyệt gây ra đến mức phải đình chỉ kinh nguyệt tạm thời hoặc lâu dài hay không (như hội chứng tiền kinh, đau bụng kinh nặng hay bị lạc nội mạc tử cung). Còn tốt nhất nên để chu kỳ phụ nữ được tự nhiên.

>> Xem thêm: Yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!