Có nên tập luyện khi đang ốm?

Thời sự - 04/20/2024

Khi sức khỏe đang không ổn, bạn bị cảm lạnh, viêm mũi họng hay đau dạ dày… nhiều người vẫn tập thể dục khi đang ốm để mong chóng khỏe hơn hoặc chỉ đơn giản là vì không muốn bỏ lỡ một buổi tập nào. Tuy nhiên, sự cố gắng này có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

Bạn có thể tập luyện trong các trường hợp:

Cảm lạnh nhẹ: là tình trạng bạn nhiễm virus vùng mũi và họng. Mặc dù các triệu chứng khác nhau tùy theo từng người, nhưng hầu hết đều gặp các triệu chứng như nghẹt mũi, nhức đầu, hắt hơi và ho nhẹ. Khi bạn bị cảm lạnh nhẹ,thân nhiệt dưới 37,5 độ C, bạn vẫn có thể tập thể dục nếu bạn cảm thấy cơ thể đủ sức hoặc bạn có thể cân nhắc giảm cường độ tập luyện hoặc rút ngắn thời gian tập tùy vào sức khỏe của mình.

Có nên tập luyện khi đang ốm?Không nên luyện tập khi cảm thấy mệt.

Nếu tập thể dục khi đang bị cảm lạnh nhẹ, bạn nên che miệng khi hắt hơi hoặc ho để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.

Lưu ý khi tập luyện

Một chỉ dẫn của việc tập luyện lúc đang trong ốm đó chính là 'quy tắc trên cổ'. Theo lý thuyết này, nếu bạn chỉ gặp phải các triệu chứng ở trên cổ như nghẹt mũi, hắt hơi hoặc đau tai, bạn có thể tập thể dục. Mặt khác, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng dưới cổ như buồn nôn, đau nhức cơ thể, sốt, tiêu chảy... bạn nên ngưng tập luyện cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Khi các triệu chứng giảm dần, bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng trở lại nhưng đừng quá sức. Vào ngày đầu tiên trở lại phòng tập thể dục, bạn hãy bắt đầu với các bài tập cường độ thấp, thời gian ngắn và bổ sung đủ nước khi tập.

Việc tập thể dục sau khi khỏi bệnh sẽ có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn, tuy nhiên bạn cần phải lắng nghe cơ thể và lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định tập luyện trở lại.

Viêm và nghẹt mũi: Tập luyện thể dục thật sự rất tốt cho sức khỏe, nếu chỉ đơn giản là bạn bị viêm mũi dị ứng hay sụt sịt thì đừng bận tâm và hãy tiếp tục việc tập luyện. Tình trạng nghẹt mũi có thể gây cho bạn cảm giác bực bội và khó chịu. Trên thực tế, tập thể dục có thể giúp mở thông mũi, giúp bạn thở tốt hơn. Hãy cân nhắc xem tình trạng sức khỏe của mình trước khi tập hoặc giảm cường độ và thời gian tập luyện. Bạn có thể đi bộ nhanh hoặc đi xe đạp để tập thể dục.

Lí do để bạn tiếp tục tập thể dục hằng ngày là việc duy trì sự nhất quán trong lịch trình tập luyện của mình mà thôi. Thể dục trong lúc đang bị ốm nhẹ mục đích chính là để bạn nâng cao thể lực, vượt qua tình trạng thực tại để sống khỏe hơn.

Đau họng: Nếu bạn đang bị đau họng nhẹ do cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng, bạn có thể tập thể dục an toàn. Trong một số tình huống nếu có đau họng liên quan đến sốt, ho khan hoặc khó nuốt, bạn nên ngưng tập thể dục cho đến khi bác sĩ cho phép.

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng khác thường liên quan đến cảm lạnh như mệt mỏi và nghẹt mũi, bạn hãy cân nhắc giảm cường độ tập thể dục bình thường. Bên cạnh đó, bạn hãy bù nước cho cơ thể bằng nước mát là một cách để làm dịu cơn đau họng trong khi tập thể dục.

Trường hợp không nên tập thể dục khi đang ốm

Sốt cao: Khi bạn bị sốt, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên trên mức bình thường. Cơn sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường bởi do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Sốt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như suy nhược, mất nước, đau cơ và chán ăn.

Việc bạn tập thể dục khi đang sốt làm tăng nguy cơ mất nước và có thể sốt nặng hơn. Ngoài ra, sốt làm giảm sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng của bạn, làm tăng nguy cơ chấn thương khi tập luyện. Vì vậy, khi nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C vì bất cứ lý do gì thì không nên tập luyện.

Ho dai dẳng: Ho là một phản ứng bình thường của cơ thể khi có các tác nhân ảnh hưởng đường thở. Tuy nhiên ho cũng là triệu chứng của nhiều bệnh. Ho dai dẳng có thể khiến bạn khó thở sâu, đặc biệt là khi nhịp tim của bạn tăng lên trong khi tập thể dục, điều này khiến bạn dễ bị khó thở và mệt mỏi. Vì vậy, không nên tâp luyện khi bị ho dai dẳng. Hơn nữa, khi đến phòng tập, bạn ho có thể phát tán tác nhân gây bệnh ra xung quanh.

Mắc cúm: Cúm là bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây ra các bệnh cảnh từ nhẹ đến nặng như: sốt, ớn lạnh, đau họng, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau đầu, ho, nghẹt mũi. Cúm có thể gây ra tình trạng sốt khiến người mắc bệnh có nguy cơ mất nước cơ thể, gây nguy hiểm cho cơ thể khi bạn tập thể dục. Bạn tập luyện khi đang bị cúm có thể kéo dài tình trạng bệnh và trì hoãn sự phục hồi của bạn.

Người bệnh đau dạ dày có nên tập luyện?

Có nên tập luyện khi đang ốm?Tuyệt đối không tập luyện khi chảy máu dạ dày.

Chế độ vận động, tập luyện thể thao có ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh đau dạ dày. Khi bệnh loét dạ dày - tá tràng đang tiến triển, chảy máu dạ dày, đau nhiều thì không nên tập luyện. Khi bệnh ở giai đoạn ổn định không có triệu chứng đau và rối loạn tiêu hóa, hoặc vết loét đã điều trị liền sẹo, hoặc đã được phẫu thuật giải quyết tốt thì rất nên tập, để duy trì và nâng cao sức khỏe. Điều quan trọng là mức độ tập luyện thế nào và tập môn nào cho phù hợp. Trước hết, cần tập các động tác từ đơn giản đến phức tạp: tập thở sâu, đi bộ, thư giãn, thể dục rồi chơi các môn thể thao nhẹ, vừa với sức mình như tập chạy, tập bơi, đá cầu, bóng bàn, cầu lông... nhưng cần tập có điều độ với nguyên tắc phải thực hiện dần tăng thời gian chơi từ ít đến nhiều, từ chậm tới nhanh..., không ham mê quá mức để cơ thể bị mệt mỏi sẽ có hại. Ngoài ra không nên chơi các môn thể thao đòi hỏi tốn nhiều sức như đá bóng, cử tạ, chạy tốc độ nhanh...Tuyệt đối không tập ngay sau khi ăn.

Với tập gym, người bệnh dạ dày cần lưu ý, khi tập rất dễ bị cuốn hút và dễ tập các bài tập nặng, ảnh hưởng không nhỏ tới bệnh dạ dày. Các bác sĩ khuyến cáo, những người có tiền sử đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng và từng phẫu thuật, nội soi, thì tuyệt đối không nên tập thể hình, nó sẽ khiến việc tổn thương, chảy máu và càng nặng hơn. Khi bệnh ở giai đoạn ổn định, đã điều trị liền sẹo hoặc đã được phẫu thuật giải quyết tốt thì rất nên tập với giáo án phù hợp sức khỏe. Tuyệt đối tránh các bài tập tác động nặng lên cơ bụng vì khi đó dạ dày sẽ bị tổn thương.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!