Có phải ăn nhiều đường dẫn đến tiểu đường?

Người bệnh ăn gì - 04/26/2024

Việc ăn nhiều đường chỉ là một phần dẫn đến tiểu đường. Phần còn lại là do chế độ ăn uống tổng thể, lối sống và di truyền sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Mặc dù việc ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng lượng đường chỉ là một phần dẫn đến bệnh, theo Healthline.

Tiêu thụ nhiều đường có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?

Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên uống đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khoảng 25%.

Theo báo cáo, các quốc gia có mức tiêu thụ đường cao nhất có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao nhất, những nước có mức tiêu thụ đường thấp nhất có tỷ người mắc bệnh tiểu đường thấp nhất.

Có phải ăn nhiều đường dẫn đến tiểu đường?

Sử dụng nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp. Ảnh: Internet

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp. Nó có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ vì fructose tác động có trên gan của chúng ta, bao gồm việc thúc đẩy gan nhiễm mỡ, viêm và kháng insulin cục bộ.

Những tác động này có thể kích thích sản xuất insulin bất thường trong tuyến tụy của chúng ta và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ăn nhiều đường cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách góp phần tăng cân và tăng mỡ cơ thể - đó là những yếu tố nguy cơ riêng biệt cho bệnh tiểu đường đang phát triển.

Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật cho thấy ăn nhiều đường có thể phá vỡ tín hiệu leptin, một loại hormon kích thích cảm giác no, dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.

Để giảm tác động tiêu cực của việc tiêu thụ đường cao, WHO khuyến nghị không nên quá 10% lượng calo hàng ngày của bạn từ các loại đường bổ sung không được tìm thấy trong thực phẩm.

Đường tự nhiên không làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường

Đường tự nhiên là đường tồn tại trong trái cây và rau quả, không làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Vì các loại đường này tồn tại trong một ma trận chất xơ, nước, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác, chúng được tiêu hóa và hấp thu chậm hơn và ít có khả năng gây ra gai đường trong máu .

Trái cây và rau quả cũng có xu hướng chứa lượng đường ít hơn nhiều so với nhiều thực phẩm chế biến, vì vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát lượng tiêu thụ của chúng ta.

Các yếu tố khác gây bệnh tiểu đường

Trong khi tiêu thụ một lượng lớn đường bổ sung có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhiều yếu tố khác cũng có thể gây tiểu đường như:

Trọng lượng cơ thể: Nghiên cứu cho thấy béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tiểu đường loại 2, nếu chúng ta mất 5-10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh.

Không tập thể dục: Những người sống lối sống ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp đôi so với những người siêng năng tập thể dục. Chỉ 150 phút mỗi tuần hoạt động vừa phải có thể giảm nguy cơ tiểu đường.

Hút thuốc: Hút thuốc từ 20 điếu thuốc trở lên mỗi ngày có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Di truyền học: Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 là 40% nếu có cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường, và gần 70% nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!