Uống quá nhiều rượu dù chỉ trong một lần, hoặc uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe.
Uống rượu bia là điều không thể tránh khỏi trên các bàn tiệc trong những ngày lễ Tết. Uống rượu bia đúng và đủ sẽ đem đến nhiều niềm vui nhưng nếu "vui quá đà" thì sẽ dễ ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là gan.
Rượu làm tổn thương gan thế nào?
Theo tổ chức ALF, uống quá nhiều rượu dù chỉ trong một lần, hoặc uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Ngoài việc gây tổn thương gan, rượu còn có thể tác động tiêu cực lên cơ thể theo các hướng sau:
- Giảm khả năng tư duy, thay đổi tâm trạng và hành vi của bạn.
- Gây rối loạn quá trình tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng và giảm cân.
- Làm suy yếu hệ miễn dịch và khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng. Tăng nguy cơ phát triển một số loại bệnh ung thư nhất định, bao gồm ung thư ruột kết, gan, thực quản, miệng và ung thư vú ở phụ nữ.
3 loại bệnh gan liên quan đến rượu
Gan nhiễm mỡ
Đây được xem là giai đoạn sớm của bệnh gan nhiễm mỡ do rượu (ALD) và cũng là chứng rối loạn chức năng gan liên quan đến rượu phổ biến nhất. Đặc trưng của bệnh là do sự tích tụ quá nhiều chất béo trong tế bào gan, làm cho chức năng gan hoạt động khó khăn hơn.
Gan nhiễm mỡ thường không xuất hiện triệu chứng, mặc dù mô gan có thể bị sưng phù và khiến bạn bị khó chịu vùng bụng bên phải. Gan nhiễm mỡ thưỡng xảy ra ở những đối tượng uống nhiều rượu. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể biến mất khi bạn ngừng uống rượu.
Viêm gan do rượu
Đây là chứng cấp tính hoặc mạn tính cùng với sự phá hủy các tế bào gan do rượu. Có đến 35% những người nghiện rượu nặng bị viêm gan do rượu.
Triệu chứng viêm gan do rượu có thể bao gồm sốt, vàng da, buồn nôn, nôn mửa hay đau bụng. Ở dạng nhẹ, viêm gan do rượu có thể kéo dài vài năm và gây tổn thương gan từ từ, mặc dù tổn thương gan có thể bị đảo ngược nếu bạn ngừng uống rượu.
Ở dạng nghiêm trọng, viêm gan do rượu cấp tính có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Xơ gan do rượu
Dạng bệnh gan liên quan đến rượu nghiêm trọng nhất. Xơ gan xảy ra khi mô gan bình thường bị tổn thương, tạo sẹo xơ hóa trong gan. Xơ hóa là giai đoạn đầu tiên của sẹo mô gan. Khi sẹo mô phát triển và chiếm phần lớn dung tích gan, nó được gọi là xơ gan.
Các triệu chứng xơ gan bao gồm:
- Tích tụ chất lỏng trong bụng (cổ trướng)
- Tăng huyết áp kịch phát
- Chảy máu từ tĩnh mạch đến trong thực quản (loét thực quản)
- Thay đổi hành vi và nhầm lẫn
- Lá lách to
Nghiên cứu cho thấy xơ gan có thể bị đảo ngược, mặc dù điều này không xảy ra ở tất cả các bệnh nhân. Xơ gan do rượu gây ra có thể là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Xét nghiệm chức năng gan nhanh chóng ở đâu?
Xét nghiệm chức năng gan là loại xét nghiệm để phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của gan cũng như chuẩn đoán một số bệnh liên quan đến gan như viêm gan B, u xơ gan, ung thư gan...
Xét nghiệm tại nhà Antamed đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình bị các bệnh về gan bởi: Antamed là đối tác độc quyền của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Antamed cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng.
Cách tính giá gói xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, men gan
Tổng giá = Giá gói xét nghiệm + Phí xử lí + Phí km tăng thêm
Phí xử lý: 30.000đ
Phí km tăng thêm: tính cho km thứ 5 trở đi từ 300 Đê La Thành (nhỏ), Đống Đa, Hà Nội đến điểm lấy mẫu
Giá gói xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, men gan của Antamed đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 370.000đ
Vui lòng gọi tới hotline 1900.1251- 0899.190.199 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn cụ thể về chi phí xét nghiệm và ưu tiên đặt lịch lấy mẫu.
Một số lưu ý khi lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, men gan
Không nên uống thuốc trước khi đi xét nghiệm, nếu đang dùng loại thuốc gì phải thông báo cho thầy thuốc.
Nhịn đói 4 - 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy
Tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê, rượu bia...) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng
Đối với các xét nghiệm chất thải của cơ thể cần phải chuẩn bị chu đáo về dụng cụ đựng bệnh phẩm và cách lấy bệnh phẩm.
Theo Soha
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!