Mẹ cần tạo nhiều bộ mặt khi gần con, bắt chước những khuôn mặt biểu lộ thái độ của con trong chốc lát sẽ giúp bé có cảm xúc tích cực. Mẹ cũng nên sử dụng tiếng nói nhẹ nhàng, dịu dàng với trẻ. Ẵm, bế, nói chuyện, gọi tên, vuốt ve bé thường xuyên. Cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng những bức tranh, hình mẫu đơn giản, màu sắc cơ bản: đen và trắng để cách mặt bé 20 cm. Cách này giúp trẻ rèn luyện thị giác ngay khi mới hơn 1 tháng tuổi. Bạn cũng có thể treo đồ vật trên nôi của bé để bé nhìn ngắm, phát triển thị giác, cảm xúc.
Bạn có thể sử dụng một số phương pháp chơi cùng con như sau:
Nhìn theo đồ vật
Mục đích: Giúp con phát triển thị giác, khả năng nghe hiểu ngôn ngữ, phát triển trong nhận thức tình cảm, cảm xúc.
Phương pháp: Dùng rối tay đưa qua đưa lại trước mắt trẻ, chú ý quan sát nét mặt của trẻ, đôi mắt của trẻ. Bạn nên thêm âm thanh của rối tay khi di chuyển để thu hút hơn nữa sự chú ý của trẻ.
Nói hôn con mỗi ngày
Mục đích: Phát triển nhận thức về cảm xúc, tạo niềm vui mỗi ngày cho con, giúp con mỉm cười, có thói quen tốt trong cuộc sống về lâu dài.
Phương pháp: Đặt con nằm trên tay đúng tư thế, nói ‘con ngoan’, ‘mẹ yêu con’. Khi nói mẹ nhớ kèm theo hành động ôm ấp, hôn lên mũi, mắt con, mặt, tay của con. Đừng quên ngắm nhìn xem tâm trạng của con có thay đổi như thế nào.
Chơi với đôi tai của con
Mục đích: Phát triển thính giác, bồi bổ tình cảm cho con.
Phương pháp: Mẹ nâng đầu trẻ dậy nhẹ nhàng, thổi nhẹ vào tai con và hát những câu dễ thương về đôi tai của con. Khi kết thúc những câu hát ấy, mẹ hãy hôn lên đôi tai của bé. Nếu trẻ thích thú, mẹ đừng quên làm tiếp như vậy. Nhưng nhớ luôn cần duy trì hành động nhỏ nhẹ, dịu dàng với đôi tai xinh của trẻ.
Cho trẻ nghe giọng của mẹ
Mục đích: Kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ, tạo sự đồng cảm, mối liên kết về ngôn ngữ của trẻ với mẹ và mọi người.
Phương pháp: Hãy kể cho con nghe những việc mẹ đang làm với giọng nhỏ nhẹ, dịu dàng. Bạn đừng quên nhìn trẻ để trẻ biết bạn quan tâm tới bé. Hãy cho bé cảm nhận những câu nói của bạn là giành cho riêng minhg bé chứ không phải ai khác.
Nắm tay con
Mục đích: Phát triển khứu giác và kỹ năng cầm tay
Phương pháp: Đặt trẻ lên đầu gối, nhìn vào mắt trẻ. Giơ ngón tay trỏ của bạn ra và nói ‘Nắm lấy nào!’. Nếu con yêu cầm nắm ngay, bạn đừng quên khen con ngoan, con làm tốt.
Nguyễn Hòa (tổng hợp)
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!