'Đất dưới chân như sụp xuống kể từ khi tôi biết tin mình mắc bệnh ung thư. Cuộc sống này còn quá tươi đẹp, tôi còn biết bao việc chưa kịp làm, biết bao yêu thương chưa kịp gửi cho những người thân yêu. Tôi sẽ ra đi khi cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi đang quá đầm ấm, và sẽ chẳng kịp thấy con mình trưởng thành…'. Đó là lời tâm sự đẫm nước mắt chị Huỳnh Thị Định (45 tuổi - TP.HCM).
Đã từng muốn bỏ cuộc
Nghe tin mắc bệnh ung thư khi còn quá trẻ, các con còn chưa trưởng thành khiến chị Định tuyệt vọng và hoang mang.
Sau 35 lần xạ trị vì ung thư vòm họng, chị Định phải chịu đựng các tác dụng phụ độc hại như buồn nôn, nôn ói, rụng tóc… Đến tháng 3/2006, bác sĩ cho biết bệnh tình của chị đã được khống chế và có thể xuất viện.
Ba năm sau, chị Định đột nhiên có cảm giác bị đau ở vai, đến bệnh viện kiểm tra, mới phát hiện bệnh ung thư vòm họng không những tái phát, mà tế bào ung thư còn di căn đến phổi.
Sự quan tâm, chăm sóc của gia đình có ý nghĩa quan trọng với người bệnh ung thư (Ảnh: Internet)
Chị Định rơi vào trạng thái khủng hoảng, tuyệt vọng và có những suy nghĩ tiêu cực. Sức khỏe do bị bệnh tình dày vò nên càng ngày càng suy yếu, ăn không ngon ngủ không yên, thậm chí xuất hiện cả tình trạng khó thở.
Thậm chí, chị Định đã từng muốn đi tới một nơi thật xa không ai quen biết để trút hơi thở cuối cùng, khỏi làm khổ người thân.
Tuy nhiên, gia đình là sợi dây vững chắc nhất níu giữ tinh thần cho chị Định. 'Chồng và con tôi quyết không để mất tôi vào tay tử thần. Chính sự kiên trì thuyết phục, tận tình chăm sóc của bố con anh ấy đã tiếp sức cho tôi', chị Định chia sẻ.
Hy vọng mới với phương pháp cấy hạt phóng xạ
Người nhà đi khắp nơi để tìm cách chữa bệnh cho chị Định, tốn rất nhiều tâm huyết, tiền bạc để giúp chị chống lại căn bệnh ung thư. Chị Định quyết định đến BV Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu với hy vọng tiếp cận những kỹ thuật điều trị tiên tiến nhất.
Chị Định đã được điều trị bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ. Sau đợt điều trị các khối u dần teo lại, bệnh cũng dần ổn định và chị Định không phải chịu đựng nhiều tác dụng phụ do hóa chất hoặc tia xạ.
GS. Bành Hiểu Xích, Chủ nhiệm khoa Ung bướu BV Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu, cho biết, vào thập niên 70 của thế kỷ trước, Mỹ sử dụng hạt phóng xạ để điều trị ung thư tiền liệt tuyến đã khơi nguồn cho phương pháp này.
Ngày nay, phương pháp cấy hạt phóng xạ điều trị tiền liệt tuyến từ giai đoạn đầu tại Mỹ đã trở thành một phương pháp điều trị chuẩn mực. Phương pháp cấy hạt phóng xạ đạt được sự công nhận của thế giới, các nước phát triển như Mỹ, Pháp đều ứng dụng nó trong điều trị lâm sàng, thu được những kết quả khả quan.
Phương pháp này sử dụng các tia phóng xạ tập trung tiêu diệt khối u, không làm tổn thương các tế bào lành. Sau khi cấy hạt phóng xạ 180 ngày khối u sẽ bắt đầu teo nhỏ, giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân và giúp họ kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Qúa trình điều trị ung thư cần kiên trì và kết hợp nhiều biện pháp (Ảnh: Internet)
BS. Xích giải thích, bệnh nhân sẽ được chụp CT, MRI để có thể nhìn thấy hình ảnh hiển thị kích thước khối u, tạo hình ảnh ba chiều, thiết kế hình ảnh có kích cỡ giống y như khối u thực tế.
Sau đó dựa vào vị trí, hình thái và kích cỡ của khối u các chuyên gia ung bướu sẽ lên kế hoạch điều trị tổng thể, xem xét cần phải đặt bao nhiêu hạt phóng xạ, mỗi hạt đặt ở những vị trí nào cho phù hợp.
Cùng với sự giám sát của các thiết bị nội soi, CT, hoặc máy siêu âm, hạt phóng xạ sẽ được đưa vào trong khối u, cũng có thể lúc phẫu thuật ngoại khoa dùng phẫu thuật để đặt các hạt phóng xạ vào thềm các khối u chưa cắt bỏ.
Các hạt phóng xạ này sẽ liên tục phóng ra các chùm tia gamma, giống như một trận động đất, tiêu diệt các tế bào ung thư. Nếu phát hiện số lượng hạt phóng xạ chưa đủ, BS có thể còn cấy bổ sung, thời gian cấy hạt phóng xạ thông thường khoảng 30 phút.
Phương pháp này hay được ứng dụng trong các trường hợp ung thư phổi giai đoạn giữa và cuối, khi bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật, hoặc tuyệt đối không thể tiến hành phẫu thuật triệt để, tế bào ung thư phổi di căn sau phẫu thuật.
Ngoài ra, những ca bệnh hiệu quả bằng cách chiếu xạ bên ngoài không khả quan hoặc có thể thất bại, hoặc lưu lượng chiếu xạ chưa đủ, cần bổ sung cục bộ cũng có thể áp dụng phương pháp này.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh ung thư vòm họng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!