Đau mắt đỏ - Bệnh dễ gặp vào mùa nắng nóng
Những diễn biến phức tạp của thời tiết, nắng nóng kéo dài trên diện rộng, cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng cùng ô nhiễm không khí tăng mạnh… ẩn chứa nguy cơ bùng phát dịch bệnh đau mắt đỏ. Theo BS Đặng Văn Quế (Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND), bệnh đau mắt đỏ thường bùng phát vào mùa hè và kéo dài sang đến mùa thu.
'Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ dễ bùng phát thành dịch trong giai đoạn này là yếu tố thời tiết nắng nóng mưa nhiều, độ ẩm cao… tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh đau mắt đỏ phát triển. Ngoài ra một số yếu tố khác làm bệnh đau mắt đỏ bùng phát còn do điều kiện vệ sinh kém, môi trường khói bụi ô nhiễm, dùng chung đồ cá nhân… làm bệnh dễ lây lan', BS Quế nhấn mạnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ dễ bùng phát thành dịch trong giai đoạn này là yếu tố thời tiết nắng nóng mưa nhiều, độ ẩm cao… tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh đau mắt đỏ phát triển.
Theo BS Quế, đau mắt đỏ (viêm kết mạc/nhậm) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắ. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh dễ gây thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần, do đó cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh.
Phòng tránh đau mắt đỏ, tránh bùng phát dịch vào mùa nắng nóng
Theo BS Quế, đau mắt đỏ là bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan qua tiếp xúc, đặc biệt tại các môi trường đòi hỏi sự tiếp xúc gần và thường xuyên...
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh.
BS Đặng Văn Quế
Khi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tới chỗ đông người để tránh lây lan cho người khác. Với trẻ nhỏ nên để trẻ nghỉ học để chăm sóc tại nhà. Tuyệt đối không được dùng lá trầu không để xông khi bị đau mắt đỏ. Khi bị đau mắt đỏ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh bệnh có diễn tiến lâu dài và khả năng gây biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, mọi người cần ghi nhớ những điều quan trọng sau theo gợi ý của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế:
1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
Khi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tới chỗ đông người để tránh lây lan cho người khác.
3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.
5. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/nghỉ làm việc để tránh lây nhiễm cho người xung quanh và lây lan ra cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!