Đó chính là kết luận của nghiên cứu 'Lớn lên ở Úc', bắt đầu từ năm 2004 khi các nhà nghiên cứu thu thập thông tin từ hàng nghìn hộ gia đình ở Úc có con trong độ tuổi từ 4 đến 5. Cứ sau 2 năm thì nhóm nghiên cứu liên lạc với các gia đình để đánh giá mối liên hệ giữa sức khỏe tinh thần của gia đình với thói quen ngủ của gia đình đó.
Trẻ đi ngủ sớm có thành tích học tập tốt hơn do não được nghỉ ngơi đầy đủ
Kết quả cho thấy đi ngủ sớm buổi tối cụ thể là từ khoảng 8 rưỡi sẽ có lợi cho cả trẻ và mẹ. Những trẻ đi ngủ vào thời gian nói trên có sức khỏe tốt hơn và các mẹ cũng vậy.
Chúng ta đã biết những lợi ích khi trẻ ngủ đủ giấc. Nghiên cứu cho thấy với trẻ nhỏ, đi ngủ sớm hơn sẽ giúp bé có hành vi ứng xử tốt hơn, não hoạt động hiệu quả hơn, khả năng nhận thức được tăng cường nhờ vậy trẻ có thành tích học tập tốt ở trường. Nguy cơ béo phì cũng giảm ở những trẻ này.
Tuy vậy theo chia sẻ của trưởng nhóm nghiên cứu, bác sĩ Jon Quach - tiến sĩ tại Viện nghiên cứu nhi đồng Murdoch tại Melbourne (Úc) thì không chỉ trẻ hưởng lợi đâu mà cha mẹ có con đi ngủ sớm cũng tận hưởng được nhiều lợi ích nữa đó.
1. Khi trẻ đi ngủ sớm, các mẹ có nhiều thời gian dành cho bản thân
Bác sĩ nhi khoa Wendy Sue Swanson chia sẻ rằng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tâm trạng con người và sức khỏe tinh thần nữa. 'Khi nghĩ về các mẹ bỉm sữa, thì ai cũng biết nếu trẻ đi ngủ sớm thì mẹ sẽ thư giãn hơn, làm xong các việc cần làm và cảm thấy mình kiểm soát được tình hình'.
Có thể câu trả lời trực tiếp và ngắn gọn nhất cho câu hỏi tại sao cho con đi ngủ sớm lại tốt cho các mẹ là vì các mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi thư giãn. Dù các mẹ muốn thư giãn bằng cách tâm sự với chồng, xem ti vi, ăn vặt hoặc là nằm nghỉ, thì nếu mẹ có thời gian cho bản thân mà không bị ai quấy rầy là có thể giúp sức khỏe tinh thần rồi. Chưa kể có nhiều thời gian nghỉ ngơi còn giúp các mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho ngày dài bận rộn.
2. Khi trẻ đi ngủ sớm, các con sẽ ít cáu bẳn hơn
Dù yêu trẻ đến đâu thì cũng phải công nhận rằng khó mà kiên nhẫn để thấu hiểu trẻ khi chúng cáu bẳn và quấy phá, đặc biệt vào ban đêm. Tệ hơn nữa là khi cơn cáu bẳn kéo dài sang cả ngày hôm sau và làm tất cả mọi người thấy mệt mỏi. Một trong những biện pháp để hạn chế việc này xảy ra là đảm bảo bé ngủ đủ giấc để các mẹ cũng có tâm trạng tốt vào ngày hôm sau.
3. Làm thế nào để trẻ có thói quen ngủ tốt hơn
Nếu bạn thấy bất ngờ là trẻ tuổi mẫu giáo cần đi ngủ lúc 8 rưỡi tối thì có nghĩa là bạn cần tập cho con thói quen đi ngủ đúng giờ mỗi ngày. Việc này giúp con thư giãn trước giờ ngủ để con dễ ngủ hơn.
Một lợi ích khác của việc ngủ có giờ giấc thống nhất mỗi ngày là giảm tình trạng tỉnh giấc giữa đêm và lăn lộn trở mình. Theo bác sĩ Keith Aguilera - chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ và là giám đốc trung tâm nghiên cứu hội chứng rối loạn giấc ngủ tại bệnh viện St Luke cho biết: 'Dạy trẻ hình thành thói quen rất dễ. Cứ đến giờ ngủ là trẻ sẽ ngủ một mạch thôi'.
Thời gian phù hợp nhất để chuẩn bị cho giấc ngủ là 20 phút trước khi lên giường ngủ, bắt đầu bằng những hoạt động vận động rồi dần chuyển sang các hoạt động nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tắm cho trẻ hoặc đọc truyện cho trẻ nghe hoặc cho trẻ chơi yên tĩnh một lát, rồi cuối cùng ôm trẻ và cho trẻ lên giường ngủ. Thói quen này cần được thực hiện hàng ngày mới có hiệu quả được.
Hình thành thói quen trước giờ ngủ là những hoạt động giúp trẻ thư giãn và nhanh buồn ngủ
Các chuyên gia tiết lộ một số mẹo cho cha mẹ khi xây dựng thói quen trước giờ ngủ tại nhà. Bác sĩ Agnes Tirona - Remulla - trưởng phòng nghiên cứu giấc ngủ tại trung tâm y tế và bệnh viện châu Á cho rằng thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu tạo lập thói quen trước giờ ngủ là khi bé mới sinh: 'Nghiên cứu chỉ ra rằng nhịp ngủ bắt đầu phát triển từ 6 tuần tuổi và đa số các trẻ có thể hình thành chu kì ngủ - thức khi 3 đến 6 tháng tuổi. Khi trẻ bắt đầu hiểu được sự khác biệt giữa ngày và đêm chính là thời điểm phù hợp nhất để cải thiện thói quen trước giờ ngủ'.
Một mẹo khác đó là ba mẹ cần làm gương cho các con - có nghĩa là ba mẹ cũng cần đi ngủ sớm. Bác sĩ Aguilera chỉ ra:'Trẻ sẽ bắt chước thói quen ngủ của ba mẹ nên ba mẹ cần thay đổi đầu tiên nếu muốn con học theo và đi ngủ sớm'.
Nguồn: smartparenting.com
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!