Bội nhiễm tại các tổn thương da: Khi nốt đậu bị vỡ hoặc trầy xước có thể gây viêm tấy, nhiễm khuẩn da gây viêm mủ da, chốc lở, thậm chí gây viêm cầu thận cấp...
Viêm phổi thủy đậu: Biến chứng viêm phổi hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3 - 5 của bệnh.
Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng. Biểu hiện thường gặp như: sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau ngực, ho ra máu... dẫn tới suy hô hấp, phù phổi và nguy hiểm tính mạng.
Tổn thương thần kinh trung ương: Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng như viêm màng não, viêm não. Biến chứng này thường gặp ở người lớn và có tỷ lệ tử vong cao, chiếm 5 - 20%. Ngay cả khi được cứu sống, người bệnh vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời sống thực vật.
Bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng như viêm màng não, viêm não (Ảnh minh họa: Internet)
Một biến chứng muộn thường gặp của thủy đậu là bệnh zona hay còn gọi là bệnh giời leo. Đây là một dạng tái phát muộn sau nhiều năm của bệnh thủy đậu. Zona cũng có những biến chứng nguy hiểm như: đau thần kinh, loét giác mạc, mù mắt...
Phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch yếu, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid… là những đối tượng dễ bị biến chứng khi mắc thủy đậu.
Phụ nữ mắc thủy đậu khi mang thai có thể bị sẩy thai và ảnh hưởng của bệnh trên thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai. Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai dưới 20 tuần, sinh con ra sẽ có một tỷ lệ nhỏ (khoảng 2%) bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng tới thai.
Nếu mẹ mắc thủy đậu từ 5 ngày trước đến 2 ngày sau khi sinh thì trẻ sơ sinh sẽ dễ bị nhiễm bệnh và thường bị nặng dẫn đến tử vong cao.
Nếu mẹ mắc thủy đậu trước sinh trên 1 tuần, diễn biến lành tính thì trẻ sẽ nhận được kháng thể IgG từ mẹ, khi sinh trẻ có kháng thể nên không nguy hiểm.
>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh thủy đậu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!