Để tránh 'rong kinh' khi uống thuốc tránh thai

Sức khỏe sinh sản - 04/29/2024

Rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai dẫn đến chảy máu âm đạo bất thường sẽ khiến chị em cảm thấy khó chịu.

Chảy máu bất thường (thường là những giọt nhỏ kéo dài sau kì kinh nguyệt mà chị em thường gọi là rong kinh) là điều hết sức bình thường khi bạn mới uống thuốc tránh thai.

Tuy nhiên, điều này cũng khiến nhiều chị em cảm thấy không thoải mái. Hầu hết chị em dùng thuốc tránh thai sẽ mất khoảng 6 tháng để cơ thể thích ứng với thuốc và trong thời gian này, cơ thể có thể phản ứng lại với các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, chảy máu âm đạo, rối loạn kinh nguyệt...

Trong những phản ứng trên, việc rối loạn kinh nguyệt dẫn đến chảy máu âm đạo bất thường là điều khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu nhất. Để hạn chế phản ứng này, chị em có thể áp dụng những biện pháp như sau đây:

1. Bỏ hút thuốc hoặc giảm số điếu thuốc bạn hút mỗi ngày (nếu bạn là người hút thuốc).

Để tránh 'rong kinh' khi uống thuốc tránh thai

2. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn đang dùng một số loại thuốc khác như thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm... Các loại thuốc này có thể khiến cơ thể phản ứng lại với việc chuyển hóa một số hoóc-môn khiến tình trạng chảy máu âm đạo càng trầm trọng hơn.

3. Hãy uống thuốc tránh thai vào buổi tối hoặc đêm để tránh phản ứng với các loại thực phẩm bạn ăn trong ngày.

Để tránh 'rong kinh' khi uống thuốc tránh thai

4. Tiêu thụ thêm vitamin C để tăng khả năng hấp thụ estrogen của cơ thể.

5. Tránh căng thẳng. Căng thẳng giải phóng cortisol và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng hoóc-môn trong cơ thể. Tập thể dục, thiền, yoga và các kỹ thuật thở sâu là một số cách bạn có thể làm giảm mức độ căng thẳng mà bạn có thể thử.

Để tránh 'rong kinh' khi uống thuốc tránh thai

6. Ngưng dùng aspirin vì thuốc này có thể kéo dài thời gian chảy máu âm đạo.

7. Duy trì trọng lượng khỏe mạnh và ăn một chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau quả. Tăng cân hoặc giảm cân có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hoóc-môn trong cơ thể, thậm chí dẫn đến rối loạn dinh dưỡng.

8. Tránh hoặc giảm mức tiêu thụ của caffeine.

9. Kiểm tra pap smears, khám cổ tử cung thường xuyên. Chảy máu có thể là triệu chứng của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung hoặc thậm chí là một bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Để tránh 'rong kinh' khi uống thuốc tránh thai

10. Tránh bệnh cúm dạ dày. Bệnh này sẽ khiến thuốc được xử lý nhanh hơn trong dạ dày khiến bạn dễ bị nôn và không tiêu hóa hết thuốc, gây các ảnh hưởng khác.

11. Đi khám nếu chảy máu âm đạo kéo dài hơn 6 tháng hoặc nếu chuyển sang chảy máu nặng với chuột rút. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê loại thuốc khác cho bạn hoặc tư vấn bạn chuyển sang dùng biện pháp tránh thai khác.

12. Uống thuốc cùng một thời điểm trong ngày. Uống thuốc lệch nhau khoảng 4 giờ có thể dẫn tới chảy máu âm đạo bất thường.

13. Uống hết thuốc. Cho dù uống thiếu 1 viên thuốc cũng có thể làm rối loạn hoóc-môn của bạn và gây chảy máu âm đạo bất thường.

Ảnh minh họa: Internet


Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!