Dị ứng bia, trị cách nào?

Cần biết - 11/24/2024

Theo các bác sĩ, với những người bị dị ứng bia, tùy mức độ bệnh sẽ có phương pháp điều trị hợp lý.

Dị ứng là căn bệnh nhiều người mắc phải. Nhưng nguyên nhân gây dị ứng không hề dễ phát hiện, có thể do ăn uống, ngửi mùi, tiếp xúc trực tiếp, do môi trường ô nhiễm, thuốc chữa bệnh.

Bia là một loại đồ uống giải khát được nhiều người ưa thích, tuy nhiên không ít trường hợp sau khi uống bia đã xuất hiện triệu chứng dị ứng, cần được điều trị kịp thời.

Tổn thương do dị ứng cũng có nhiều hình thái, nhẹ thì sẩn ngứa, nổi mày đay, nặng thì lên cơn hen, khó thở, phù Quincke. Mày đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Dị ứng bia, trị cách nào?

Nếu đã bị dị ứng bia thì bạn cần từ bỏ loại đồ uống này (Ảnh: Internet)

Về điều trị, tùy theo mức độ dị ứng mà bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc. Trường hợp mày đay cấp tính (xảy ra đột ngột và biến mất nhanh trong vài giờ hoặc vài ngày, thường gặp ở người trẻ và thường do thức ăn, đồ uống). Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời.

Muốn điều trị hiệu quả, phải loại bỏ nguyên nhân. Trong cơn mày đay cấp, nên ăn nhẹ, giảm muối, nếu gây ngứa khó chịu nhiều, có thể dùng dấm thanh pha trong nước ấm với tỷ lệ: một phần dấm hai phần nước để thoa hay tắm. Tránh dùng mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ coticoides ít hiệu quả, có thể có tác dụng phụ (nhất là khi thoa diện rộng).

Thuốc corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong mày đay cấp nặng kèm phù thanh quản, một số mày đay do viêm mạch, mày đay do chèn ép không đáp ứng với thuốc kháng histamin thông thường.

Nếu đã biết bản thận bị dị ứng do uống bia thì nên nói không với bia rượu để không bị dị ứng.

>> Xem thêm: Hỏi – đáp về bệnh dị ứng thực phẩm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!