Dị ứng nấm mốc, nữ sinh suýt chết

Cần biết - 05/06/2024

Nấm mốc có gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mắt, ho, thở khò khè...

Katie Fant, học sinh một trường trung học Anh từng bị khó thở, tụt huyết áp, nguy hiểm tới tính mạng vì bị dị ứng với nấm mốc khi học trong một ngôi trường cũ kỹ, ẩm thấp và mốc meo.

'Tôi đang ngồi trong lớp, cổ họng tôi bắt đầu cứng lại, lưỡi sưng lên. Tôi chạy vào phòng cấp cứu. Trong vài phút, các nốt đỏ phát ban ngày càng lớn, xuất hiện trên tay và ngực', Katie chia sẻ.

Dị ứng nấm mốc, nữ sinh suýt chết

Katie từng bị dị ứng nặng với những vệt mốc meo trên cửa sổ, tường trường học (Ảnh: Newsrt)

Y tá trường đã tiêm một mũi adreanaline để ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát mạnh và đưa nữ sinh vào bệnh viện cấp cứu ngay sau đó. Các bác sĩ cho biết Katie đã bị dị ứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch của cơ thể, nó giải phóng một lượng lớn histamin, một chất hóa học khiến các mô bị sưng tấy. Điều này dẫn tới hiện tượng khó thở và tụt huyết áp, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các triệu chứng phát triển nhanh chóng hơn mỗi tuần khi Katie quay trở lại trường học, nhưng tuyệt nhiên ở nhà không xảy ra hiện tượng này. Cô được khuyên hạn chế trong chế độ ăn uống, chủ yếu chỉ ăn ngũ cốc yến mạch và bánh mì.

'Tôi đã trở nên vô cùng lo lắng và chán nản bởi về nhà là nơi duy nhất tôi cảm thấy an toàn. Tôi không nghĩ bạn bè lại tin khi tôi nói bị dị ứng với trường học', Katie tâm sự.

Chuyên gia dị ứng tại Bệnh viện Guy, London (Anh) đã kiểm tra bệnh tình của Katie và kết luận, cô bị dị ứng với phấn hoa, đậu phộng và mè, nhưng mạnh nhất với loại nấm mốc thường thấy trên cánh cửa sổ, tủ lạnh hay những ngôi nhà kém thông thoáng. Trường học của Katie khá cũ, ẩm ướt, một lớp phải học trong phòng tạm thời với những mốc đen trên cửa sổ và tường. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng của Katie.

Dị ứng nấm mốc, nữ sinh suýt chết

Nấm mốc có thể nguy hiểm đến sức khỏe con người (Ảnh: Internet)

Tiến sĩ George Du Toit, chuyên gia dị ứng tại Bệnh viện St Thomas, London, cho biết vào cuối mùa thu là thời gian cao điểm để các loại nấm mốc phát triển do điều kiện ẩm ướt, lá rụng. Những vệt mốc đen dài có thể bám trên cửa sổ, nhà bếp, phòng tắm ướt át, chuồng trại không được dọn vệ sinh thường xuyên, nhà kho, nhà để xe.

Các chuyên gia khuyên mọi người nên mở cửa sổ mỗi ngày để tránh không khí ẩm, sử dụng máy hút ẩm và quạt thông gió phù hợp trong nhà bếp và phòng tắm.

>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh dị ứng chung

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!