Điểm mặt một vài nguyên nhân gây sưng ngón tay và những điều bạn cần lưu ý

Cần biết - 11/24/2024

Viêm khớp, đau khớp hoặc dị khiến ngón tay bạn sưng phồng, gây cảm giác khó chịu và bất tiện mỗi khi đeo nhẫn.

Viêm khớp, đau khớp hoặc dị khiến ngón tay bạn sưng phồng, gây cảm giác khó chịu và bất tiện mỗi khi đeo nhẫn. Tuy có thể vô hại nhưng hiện tượng này thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, hãy đi khám bác sĩ kịp thời nếu bạn nhận thấy triệu chứng sưng ngón tay kéo dài dai dẳng và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây phù nề tay và lời khuyên của các chuyên gia mà bất kì ai dù đã từng gặp hiện tượng này hay chưa cũng nên chú ý:

Điểm mặt một vài nguyên nhân gây sưng ngón tay và những điều bạn cần lưu ý

Viêm khớp, đau khớp hoặc dị khiến ngón tay bạn sưng phồng, gây cảm giác khó chịu và bất tiện mỗi khi đeo nhẫn.

Nóng trong người

Tammy Olsen Utset, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Đại học Chicago cho biết, nhiệt độ cao làm các thành mạch máu giãn nở, tạo điều kiện cho nhiệt lượng thoát ra ngoài da giữ mát cơ thể. Khi mạch máu căng ra, một số chất lỏng có thể rò rỉ vào các mô mềm và gây hiện tượng sưng ngón tay.

Theo tiến sĩ Utset, dạng phù nề này có xu hướng biến mất khi bạn hoạt động bàn tay thường xuyên. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bàn tay và các ngón tay sưng phồng, kèm theo những cơn đau đớn, bạn nên đi khám vì hiện tượng này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khác.

Cơ thể đang thừa muối

Sử dụng nhiều khoai tây chiên, thức ăn nhanh, đồ hộp hoặc thực phẩm chế biến sẵn có thể gây phù nề tay. Cơ thể cần duy trì lượng muối và nước cân bằng. Do đó, khi tiêu thụ những thực phẩm nhiều muối này, theo tiến sĩ Utset, mọi người đã vô tình phá vỡ sự cân bằng này, khiến cơ thể giữ lại nhiều muối hơn nước.

Thông thường, tình trạng sưng ngón tay do tiêu thụ thức ăn mặn sẽ tự biến mất sau một thời gian, tùy thuộc vào lượng muối dư thừa ở cá nhân. Tuy nhiên, nếu cắt giảm lượng muối mà tình trạng này vẫn tiếp diễn, bạn nên cân nhắc tới khám bác sĩ.

Điểm mặt một vài nguyên nhân gây sưng ngón tay và những điều bạn cần lưu ý

Khi tiêu thụ những thực phẩm nhiều muối này, theo tiến sĩ Utset, mọi người đã vô tình phá vỡ sự cân bằng này, khiến cơ thể giữ lại nhiều muối hơn nước.

Viêm xương khớp

Viêm khớp là một trong những nguyên nhân gây sưng ngón tay, thường xảy ra vào buổi sáng. Dạng viêm khớp liên quan đến tuổi tác này kéo theo sự thoái hóa của các mô đệm cuối khớp. Viêm xương khớp thường đi kèm với những cơn đau và hiện tượng cứng khớp.

Trong khi đó, viêm khớp dạng thấp (RA) là bệnh tự miễn tấn công niêm mạc khớp và có thể dẫn tới sưng ngón tay. Khác viêm khớp, tình trạng sức khỏe này không phân biệt tuổi tác, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thông thường, những người thấp khớp hay bị sưng ở cổ tay và các khớp ngón tay.

Ngoài ra, Neha Vyas, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ gia đình tại Viện Cleveland cho biết, bệnh có thể làm các khớp sưng phồng và gây viêm nhiễm.

Hội chứng ống cổ tay

Dây thần kinh chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay bị chèn ép sẽ gây nên hội chứng ống cổ tay. Bên cạnh hiện tượng sưng ngón tay, người bệnh còn phải gánh chịu những cơn đau, rát, ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và ngón tay. Các triệu chứng thường phát triển chậm theo thời gian.

Một nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có nguy cơ phải đối mặt với hội chứng ống cổ tay cao gấp ba lần so với nam giới. Để giúp ngăn ngừa và điều trị hội chứng này, bạn hãy thường xuyên thực hiện các bài tập thư giãn tay khi ngồi lâu trên bàn làm việc.

Điểm mặt một vài nguyên nhân gây sưng ngón tay và những điều bạn cần lưu ý

Phụ nữ có nguy cơ phải đối mặt với hội chứng ống cổ tay cao gấp ba lần so với nam giới.

Tắc hệ bạch huyết

Phù bạch huyết là một căn bệnh gây phù nề chân tay do dịch bạch huyết mang chất thải, vi khuẩn và virus ra khỏi cơ thể không thể thoát ra ngoài.

Theo một báo cáo của Viện Ung bướu Quốc gia Hoa Kỳ, các ngón tay và ngón chân của người bệnh bị sưng, da dày hơn bình thường. Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ sự hoạt động bất thường của hệ bạch huyết.

Tiền sản giật (đối với trường hợp phụ nữ đang mang thai)

Sưng tay chân là hiện tượng không hiếm gặp ở các sản phụ. Sưng ở bàn tay và mặt, đặc biệt nếu để lại một vết lõm khi ấn ngón tay lên da, có thể đó là dấu hiệu cảnh báo chứng tiền sản giật. Tiền sản giật là một biến chứng mang thai với dấu hiệu đặc trưng huyết áp cao. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể làm tổn thương các cơ quan nội tạng, bao gồm gan và thận.

Bác sĩ Vyas cho hay, ngoài sưng, các triệu chứng của tiền sản giật bao gồm nhìn mờ, nồng độ protein trong nước tiểu cao, đau đầu, buồn nôn và ói mửa. Phụ nữ mang thai lần đầu hoặc trên 40 tuổi sở hữu nguy cơ mắc tiền sản giật cao nhất. Ngoài ra, chứng bệnh này cũng phổ biến ở sản phụ sinh đôi và những người mắc bệnh béo phì.

Điểm mặt một vài nguyên nhân gây sưng ngón tay và những điều bạn cần lưu ý

Sưng tay chân là hiện tượng không hiếm gặp ở các sản phụ.

Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud thường xuất hiện khi thời tiết lạnh hoặc bạn gặp phải căng thẳng kéo dài. Bệnh làm cản trở khả năng lưu thông máu, gây nên triệu chứng đau và ngứa rát. Hội chứng có khả năng tự biến mất khi thời tiết nóng lên hoặc căng thẳng biến mất. Tình trạng này là phổ biến và thường xảy ra ở phụ nữ hơn nam giới. Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh là ngón tay hoặc bàn tay nổi gân màu xanh trước khi chúng sưng to.

Thể dục

Trong quá trình tập luyện, bàn tay của bạn có thể sưng lên do các mạch máu trong cơ thể giãn nở nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thêm năng lượng tới các cơ. Khi tập thể dục, cơ thể tự tạo ra nhiệt. Chất lỏng chảy dồn vào các ngón tay, bàn tay và ngón chân nhằm hạ nhiệt, từ đó gây nên hiện tượng sưng.

Điểm mặt một vài nguyên nhân gây sưng ngón tay và những điều bạn cần lưu ý

Chất lỏng chảy dồn vào các ngón tay, bàn tay và ngón chân nhằm hạ nhiệt, từ đó gây nên hiện tượng sưng.

Bị bệnh thận

Thận không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, gây tích tụ nhiều độc tố có thể dẫn đến hiện tượng sưng tay. Phù nề có khả năng xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, trong đó có bàn tay, bàn chân, chân và mắt cá chân. Khi thận gặp vấn đề, các chất lỏng sẽ tích tụ trong cơ thể mà không được loại bỏ.

Thận cũng góp phần cân bằng các chất điện giải trong cơ thể nên người mắc bệnh thận rất dễ gặp phải tình trạng phù nề tay chân. Tăng huyết áp và tiểu đường là một số nguyên nhân khác làm ảnh hưởng tới chức năng thận.

Dùng một số loại thuốc

Một số loại thuốc bạn đang dùng cũng có thể gây sưng ở các ngón tay và bàn tay. Tiến sĩ Vyas cho biết, phù nề tay là một trong những tác dụng phụ của thuốc cao huyết áp, thuốc trị tiểu đường, steroid và thuốc tránh thai.

(Nguồn: Pre)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!