Điều trị kịp thời bệnh dại

Sống khỏe mạnh - 05/17/2024

Khi bị chó mèo cắn, có 2 việc cần làm là điều trị vết cắn và tiêm thuốc phòng bệnh dại.

Ngay sau khi bị chó cắn cần phải rửa, dội thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng. Tiếp theo, rửa lại vết thương bằng nước lọc và lau khô sát khuẩn vết thương bằng các thuốc sẵn có như: cồn i ốt, nước oxy già, nước muối sinh lý.

Không nên khâu vết thương sớm, trừ vết thương ở mặt. Cần tiêm phòng huyết thanh kháng uốn ván và dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn vết thương. Dùng thuốc phòng bệnh dại gồm 2 loại là huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng bệnh dại.

Điều trị kịp thời bệnh dại

Cần điều trị vết thương và tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn (Ảnh minh họa: Internet)

Tiêm huyết thanh phòng bệnh dại trong các trường hợp: vết cắn rộng, sâu, nhiều vết cắn, bị cắn ở đầu, mặt, cổ, tay bởi một con chó có biểu hiện dại. Tiêm càng sớm sau khi bị cắn càng có hiệu quả cứu sống bệnh nhân.

Cần tiêm vắc-xin nếu con vật cắn đã bị giết chết (mà không có điều kiện xét nghiệm để xác định nó bị dại hay không) hoặc đã mất tích. Trường hợp con vật cắn vẫn sống khỏe mạnh, cần nhốt nó để theo dõi nó trong vòng 10 ngày. Trong thời gian theo dõi đó, nếu thấy nó bị ốm hoặc thay đổi tính tình thì cần đi tiêm vắc-xin ngay. Trái lại, nếu con vật vẫn khỏe sau 10 ngày thì không cần tiêm vắc-xin.

Việc điều trị khi đã lên cơn dại đến nay chưa có thuốc gì có thể cứu sống bệnh nhân khi đã lên cơn dại. Nên chỉ điều trị triệu chứng như: an thần, để bệnh nhân nằm ở nơi yên tĩnh, riêng biệt.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!