Hiệu quả nhất là trong vòng 24 đến 48 giờ đầu, để càng lâu hiệu quả càng giảm và gần như không còn tác dụng nếu định tiêm sau 7 ngày bị cắn.
Vi-rút dại vào cơ thể qua vết cắn, rồi lan đến thần kinh trung ương và nhân lên trong chất xám của não. Chúng di chuyển theo thần kinh đến các cơ quan khác như tuyến nước bọt, thận, phổi, tim, gan…
Khi nghi ngờ chó dại cắn cần tiêm phòng bệnh (Ảnh minh họa: Internet)
Khi chó cắn các trường hợp sau cần phải đi tiêm phòng dại ngay: Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại (mắt đỏ, trở nên hung dữ hoặc liệt, trốn vào góc tối, chảy nước dãi, bỏ ăn và thường chết trong vòng 7 đến 10 ngày). Vết cắn gần thần kinh trung ương như cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, nửa thân trên, đầu ngón tay, ngón chân, bộ phận sinh dục. Bị cắn nhiều vết, vết cắn sâu, Không theo dõi được con vật (mèo hoang, chó chạy rông hoặc bị giết thịt).
Nếu chỉ bị liếm, vết cắn không làm trầy xước da, vết cắn xuyên qua quần áo gây trầy xước nhẹ và xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người, con vật cắn vẫn sống bình thường thì không cần tiêm phòng. Tuy nhiên, phải theo dõi con vật khoảng 7 ngày.
Trong khoảng thời gian đó nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: bệnh, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt... thì phải đi tiêm phòng dại ngay. Nếu muộn hơn nữa, tiêm phòng không còn tác dụng phòng bệnh cho lần cắn đó.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!