Lưu ý để phòng chống bệnh dại

Sống khỏe mạnh - 05/17/2024

Trường hợp vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm vắc-xin.

Khi bị chó cắn, ngoài nguyên nhân thẩm mỹ và sức khỏe, nó còn có thể gây ra bệnh dại (bệnh viêm não tủy cấp tính) do vi-rút dại. Vi-rút dại thường lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn. Ngoài ra, nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, chuột, sóc, chó rừng... Người bị nhiễm vi-rút này sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời.

Triệu chứng dại ở động vật

- Hung dữ khác thường

- Nước dãi nhiều

- Giọng sủa khàn

- Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết

- Triệu chứng dại của mèo giống của chó, nhưng mèo thích lánh vào chỗ tối, rất nguy hiểm.

Lưu ý để phòng chống bệnh dại

Khi động vật bị dại sẽ hung dữ hơn khác thường (Ảnh minh họa: Internet)

Biện pháp phòng chống bệnh dại

- Hạn chế nuôi chó mèo

- Tiêm phòng dại cho chó mèo

- Chó nuôi phải xích, nhốt

- Chó ra đường phải có rọ mõm

- Người bị chó, mèo nghi dại cắn phải đi tiêm phòng dại sớm, đầy đủ

- Không nên điều trị thuốc Nam khi bị chó, mèo dại cắn

Lưu ý khi nuôi chó khi trong nhà có trẻ nhỏ

- Phải xích chó hoặc nhốt vào chuồng cẩn thận, tốt nhất nên có rọ mõm

- Phải luôn để mắt đến các bé ngay cả khi chó đã đươc xích

- Nếu chẳng may bé bị chó cắn, phải xử lý như các bước phía dưới, tuyệt đối không vì tức giận quá mà đánh chết con chó.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!