Bệnh dại không bao giờ lây truyền khi da lành

Sống khỏe mạnh - 05/17/2024

Các loài động vật dễ bị bệnh dại là chó, mèo, lừa, ngựa, bò, cừu, lợn, chồn, cáo, dơi...

Vi-rút dại có trong nước bọt của động vật bị dại, lây bệnh cho người hay động vật khác qua vết cắn, vết cào, vết liếm (sau đây gọi chung là vết cắn) nhưng không bao giờ lây qua được da lành.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người qua vết cắn, vi-rút theo dây thần kinh lên não với vận tốc khoảng 3mm/giờ, gây tổn thương thần kinh trung ương. Vi-rút nhân lên trong não, rồi di chuyển theo thần kinh đến các cơ quan như tuyến nước bọt, thận, phổi, tim, gan...

Bệnh dại không bao giờ lây truyền khi da lành

 Vi-rút dại có trong nước bọt của động vật bị dại (Ảnh minh họa: Internet)

Ở tuyến nước bọt, vi-rút nhân lên số lượng lớn, tạo ra nguồn lây bệnh nguy hiểm nhất. Kể từ ngày vi-rút vào cơ thể người, thời gian ủ bệnh rất thay đổi từ 1 tuần đến trên 1 năm, trung bình 1 - 2 tháng, phụ thuộc vào số lượng vi-rút, khoảng cách từ vết cắn đến thần kinh trung ương.

Thực tế cho thấy tỷ lệ phát bệnh dại và tử vong cao nhất từ vết cắn ở mặt, trung bình ở tay, thấp hơn là ở chân.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!