Hiện nay có rất nhiều trường hợ không may bị chó cắn, rất nhiều người khá băn khoăn và lo lắng là nên kiêng gì để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân. Và lời khuyên tốt nhất cho bạn là nếu như nghi ngờ về khả năng lây bệnh dại từ loài vật này sau khi bị cắn, thì phải lập tức đến gặp bác sĩ để được chăm sóc vàcó những kiêng cử nhất định.
Nhận biết chó dại, cần lặp tức tránh xa
Chó là loài động vật khá thân thiết với con người, tuy nhiên không có điều gì là đảm bảo để chắc chắn rằng chúng không gây hại cho chúng ta. Đặc biệt là với những trường hợp chúng mắc bênh dại, và nếu như không có kiến thức thì ngay cả người chăm sóc cho chúng cũng có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mỗi người, các bạn nên biết thêm về triệu chứng dại thường gặp ở chó như:
· Hung dữ khác thường.
· Nước dãi nhiều.
· Giọng sủa khàn.
· Liệt hàm dưới, liệt chi, lưỡi có biểu hiện thè ra và nước dãi chảy rất nhiều.
Ngoài ra, không chỉ có những chú chó mắc bệnh dại mới có thể tấn công bạn. Với những người lạ mặt, kh lần đầu tiên tiếp xúc với bất kỳ chú chó nào cũng đều nên thận trọng.
Nếu như khi bị chó cắn, nạn nhân nên lập tức tiến hành những thao tác sơ cứu cơ bản ngay sau đây một cách nhanh chóng:
· Dùng xà bông hoặc các chất tẩy giặt để rửa vết thương. Chà mạnh trong dưới vòi nước ít nhất 5 phút. Bỏ hết những dị tật và mô dập nát trên vết thương.
· Dùng cồn 70% hoặc dung dịch iode để sát trùng vết thương.
· Dùng kháng sinh để ngừa nhiễm trùng.
· Dùng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax) để đề phòng uốn ván.
· Sau khi sơ cứu, đưa người bị chó cắn đến cơ sở y tế để được tiêm phòng.
Vậy bị chó dại cắn cần kiêng gì?
Sau khi bị chó dại cắn và tiêm vắc – xin vào thì người bệnh nên hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích hay dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch.
Ngoài ra, thì bạn có thể ăn uống bình thường như một người khỏe mạnh. Việc ăn uống tự nhiên, đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lí và hạn chế bia rượu sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạn và phục hồi nhanh.
Nếu thấy cơ thể có các phản ứng phụ sau khi chích ngừa dại như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu... thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Nhiều người truyền tai nhau rằng bị chó cắn không nên ăn các loại đậu. Tuy nhiên, các bác sĩ lại kết luận rằng ăn các loại đậu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bị chó dại cắn.
Đặc biệt có một vấn đề kiêng cử mà hầu hết những người bị chó dại cắn đều rất lo sợ, đó là không được đến đám tang. Đây là quan niệm dân gian, mà đã có nhiều trường hợp khi bị chó cắn và tham dự lễ tang thì sẽ có dấu hiệu phát dại.
Thế nhưng, chỉ có thể giải thích vấn đề này theo khía cạnh tâm linh. Do người bị bệnh, sức khỏe kém nói chung và trường hợp bị chó dại cắn nói riêng thì thường nên tránh tiếp xúc ở những chỗ có nhiều âm khí. Như thế sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn, và đến nay tuy vẫn chưa có một minh chứng khoa học nào cụ thể cho điều này. Nhưng chung quy lại, "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nên tốt nhất chúng ta nên thực hiện theo kinh nghiệm thực tế này. Để tránh những biến chứng về sau.
Tại Hà Nội nên tiêm phòng chó dại cắn ở đâu?
Cây mã đề hút độc, cứu sống người bị rắn, chó dại cắn chỉ trong 1 phút
Bị chó cắn chảy máu phải làm gì?
Bị chó mèo cắn vào đâu thì phải đi tiêm vắc xin phòng dại?
Biểu hiện của người bị chó dại cắn
Lưu ý trong cách phòng chống chó dại cắn
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình, trước những thú cưng được nuôi trong nhà. Các bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:
· Khi thấy chúng có những biểu hiện lạ (dấu hiệu dại vừa nêu trên), thì nên đưa ngay đến cơ sở thú y để được tiêm phòng và điều trị.
· Phải giữ vệ sinh cho chó thật tốt, thường xuyên tắm rửa, lau chui khu vực ngủ của thú cưng. Khi đưa chó đi dạo hạn chế để chó chạy nhông, cần đeo rọ mõm cho chó.
· Khi bị chó cắn, không dùng các loại thuốc nam, hoặc các thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng đắp lên vết cắn.
· Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Đối với trẻ nhỏ, nên giáo dục các con biết cách tự bảo vệ bản thân mình, không nên đến gần động vật lạ, không chọc phá khi chúng đang ngủ hoặc đang ăn..
Xem thêm
- Chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh và cách phòng chống bệnh dại
- Bị chó cắn không nên ăn gì để mau lành vết thương?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!