Theo PGS.TS TTND Đinh Thị Kim Xuyến- Nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực chương trình phòng chống bệnh dại QG, khi bị chó, mèo nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu.
Trước hết phải xử lý tại chỗ vết thương, sau đó phải đến các điểm tiêm phòng dại để được các thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp.
Cách xử lý tại chỗ vết thương khi bị chó mèo cắn
Khi bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải rửa ngay thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc... Mục đích xử lý tại chỗ vết thương là để sát khuẩn, làm giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập. Chú ý khi rửa vết thương không được làm dập nát vết thương và chỉ khâu vết thương sau 3-5 ngày để hạn chế virus tản phát.
Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay, phải tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại:
- Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.
- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... dù vết cắn nhẹ.
- Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.
- Không theo dõi được con vật.
- Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó đã từng có súc vật bị dại.
Những trường hợp chỉ cần theo dõi chó, mèo
Trường hợp vết cắn rất nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương (ví dụ ở cẳng chân). Tại thời điểm con vật cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại. Tại nơi bị con vật cắn, không phát hiện có bệnh dại ở súc vật.
Cần theo dõi con vật 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt... phải đến điểm tiêm phòng dại để được điều trị dự phòng ngay. Nếu sau 15 ngày kể từ khi người bị con vật cắn, tiếp xúc mà con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần điều trị dự phòng.
Cây mã đề hút độc, cứu sống người bị rắn, chó dại cắn chỉ trong 1 phút
Những người bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
Triệu chứng ban đầu của bệnh dại
Chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày?
Thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu?
Để đạt hiệu quả cao, khi tiêm phòng dại cần chú ý:
- Phải tiêm sớm ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại.
- Phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vaccin dại và phác đồ tiêm.
- Phảt tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vaccin phải được bảo quản ở nhiệt độ 4oC - 8oC.
- Trong thời gian tiêm không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích.
- Không dùng các thuốc có dạng corticoid, ACTH, các thuốc làm giảm miễn dịch... trong và sau khi tiêm phòng dại 6 tháng.
Theo Eva
Xem thêm:
- Bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
- Bệnh dại có chữa được không và cách xử lý khi nhiễm bệnh dại?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!