Trĩ hiện tại đang là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt đối với các bà mẹ mang thai. Nhiều bà mẹ lo lắng về căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như thai nhi, không biết phải điều trị như thế nào để nhanh khỏi bệnh. Sau đây hãy cùng Vicare đi giải tỏa nỗi lo lắng này nhé.
Biểu hiện của bệnh trĩ
Triệu chứng chính của bệnh trĩ là chảy máu và sa búi trĩ.
Chảy máu thường gặp sớm nhất. Lúc đầu chảy máu với lượng nhỏ và kín đáo và sau một thời gian chảy ra nhiều. Muộn hơn là cứ mỗi lần đi cầu, đi lại hay ngồi xổm thì máu lại chảy.
Sa búi trĩ xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Sau mỗi lần đi đại tiện bạn sẽ thấy có vật nhỏ nhô ra ở hậu môn sau đó nói đó tự tụt vào và càng về sau nó đó to lên dần và không tự tụt vào mà thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ngoài ra bệnh còn có các biểu hiện khác như đau đớn, rát, ngứa hậu môn.
Nguyên nhân bị trĩ ở bà bầu
Có nhiều trường hợp trước khi lấy chồng không hề có vấn đề với trĩ, nhưng khi mang thai từ tháng thứ 5 trở đi, họ có triệu chứng của trĩ.
Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn tăng lên làm giãn nở tĩnh mạch. Những tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn cũng trở nên căng phình và uể oải, đặc biệt khi tử cung ngày càng to lại tăng sức ép lên các tĩnh mạch.
Bệnh trĩ cũng thường gặp ở những người ngồi nhiều, ít vận động trong thai kỳ. Khi mang thai, mẹ bổ sung khá nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi, chế độ ăn uống nhiều chất mẹ bổ sung không hợp lý dễ dẫn đến táo bón và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Cách phòng bệnh trĩ cho bà bầu
Có chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các thực phẩm tránh táo bón như ngũ cốc, trái cây, đậu và rau quả. Đặc biệt hãy uống nhiều nước hơn.
Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, thực hiện các động tác nhẹ nhàng, phù hợp với mẹ bầu.
Không nên ngồi, đứng quá lâu, không ngồi xổm khi mang thai đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều hãy cố gắng đứng dậy và di chuyển nhiều vài phút mỗi giờ. Khi ngủ nên nằm nghiêng không nên nằm ngửa lưng.
Vệ sinh nhẹ nhàng hậu môn kĩ và đúng cách sau mỗi lần đi vệ sinh, nên dùng các khăn ẩm và mềm lau nhẹ nhàng cho hậu môn tránh dùng các loại giấy có màu hay quá nhiều mùi thơm. Đây là một trong những bước quan trong trong việc điều trị bệnh cho bà bầu bởi phụ nữ mang thai thường rất nhạy cảm, nếu bị nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và con.
Kinh nghiệm điều trị trĩ ở Bệnh viện Y học cổ truyền của tôi
Cắt trĩ bằng laser như thế nào?
Phẫu thuật trĩ không cần dao mổ tại BV Y học cổ truyền trung ương
Những liệu thuốc dân gian chữa trĩ có thể bạn chưa biết
Bài thuốc trị trĩ của người H’mong mà người bệnh trĩ không nên bỏ qua
Cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu
Bài thuốc dân gian chữa trĩ
Khi bị bệnh trĩ đau nhức mẹ có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm rửa lúc còn nóng, còn bã dùng đắp vào chỗ đau. Dùng diếp cá uống tươi hoặc uống liên tục trong 3 tháng. Cách điều trị bệnh bằng lá diếp cá rất đơn giản mà lại còn đem hiệu quả cao.
Mẹ cũng có thể dùng vỏ củ ấu sấy khô, tán bột rồi trộn đều với dầu vừng tạo thành hỗn hợp, bôi hoặc đắp vào hậu môn.
Nếu mẹ bầu bị trĩ xuất huyết thì dùng hoa mướp trộn với hoa hòe đem hãm với nước sôi trong bình kín sau khoảng 20p thì lấy ra uống thay trà. Mỗi ngày dùng 1 thang uống vài ba lần.
Nếu mẹ bầu bị sưng nề có thể dùng hoa mào gà với phượng nhãn đem trộn vào, hai thứ đem sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!