Điều trị và phòng bệnh hen suyễn ở trẻ em

Chăm Sóc Bé - 05/02/2024

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là do tình trạng các phế quản bị nhiễm gió độc, gió lạnh xâm nhập vào tạng phế gây nên và khi gặp các yếu tố kích thích các phế quản này dễ bị co thắt lại. Vì thế, làm sao để điều trị và phòng bệnh hen suyễn ở trẻ em là câu hỏi cần lời giải đáp. Cùng Lily & WeCare tìm câu trả lời qua bài viết này.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là do tình trạng các phế quản bị nhiễm gió độc, gió lạnh xâm nhập vào tạng phế gây nên và khi gặp các yếu tố kích thích các phế quản này dễ bị co thắt lại. Vì thế, làm sao để điều trị và phòng bệnh hen suyễn ở trẻ em là câu hỏi cần lời giải đáp. Cùng Lily & WeCare tìm câu trả lời qua bài viết này.

Điều trị và phòng bệnh hen suyễn ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn tới bệnh hen suyễn ở trẻ em

Gia đình là yếu tố đầu tiên dẫn đến tình trạng hen suyễn của bé. Thực tế, nếu trẻ sinh ra trong một gia đình có cha mẹ bị hen phế quản thì nguy cơ mắc bệnh hen suyễn rất cao và ngược lại.

Do yếu tố cơ địa dị ứng: Đối với những đứa trẻ bị chàm, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác thì nguy cơ bị hen suyễn là rất cao.

Thời tiết, môi trường sống (khói, bụi, lông động vật...), vi sinh vật (một số virus viêm đường hô hấp, nấm mốc), thức ăn (tôm, cua, ốc, đồ ăn có chất bảo quản), và các tác nhân khác như vận động quá sức là tác nhân dẫn tới hen suyễn ở trẻ em.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông chó, lông mèo bởi nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hen suyễn ở trẻ.

Điều trị và phòng bệnh hen suyễn ở trẻ em

Biểu hiện bệnh hen suyễn ở trẻ em

Trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghẹt mũi khi trời lạnh, thời tiết chuyển mùa và chậm khỏi bệnh dù đã dùng nhiều loại thuốc cảm, áp dụng nhiều biện pháp giải cảm khác nhau. Có khi bệnh kéo dài liên tục 10 – 15 ngày rồi mới dần dần tự bình phục.

Khi trẻ ăn các món lạ, thịt bò, hải sản, thịt gà, măng tây, ăn thức ăn có tính nóng... trẻ có biểu hiện như ho, khó thở, tức ngực.

Trẻ tiếp xúc với thú nuôi, hoặc khi gặp phải mùi ẩm mốc, xăng dầu, khói bụi, trẻ có biểu hiện khó thở, mệt nhọc.

Trẻ thường hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm, đặc biệt là việc này lặp đi lặp lại vào một thời điểm trong năm, thường là khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa lạnh.

Trẻ khó thích nghi với trời lạnh hơn là trời nóng, mỗi buổi sáng sớm hay nửa đêm đều có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ, khiến trẻ bị ho khó thở.

Đôi khi trẻ thở rất mệt nhọc, thở khò khè, thở hắt, hơi ngắt quãng, nhịp thở không đều, rất mệt mỏi vì cơ thể không được cung cấp đầy đủ khí oxy.

Lưu ý, cảnh giác ngay khi trẻ có các triệu chứng của một cơn hen điển hình, trong đó bé có những triệu chứng như bắt hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, càng lúc càng khò khè, khó thở, phải ngồi chồm người dậy để thở và vận dụng các cơ hô hấp phụ. Ngoài ra, trẻ còn bị ho, khó thở, nặng ngực, tái đi tái lại nhiều lần sau khi vận động mạnh, khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen, khi thay đổi thời tiết ...

Điều trị và phòng bệnh hen suyễn ở trẻ em

Cách điều trị hen suyễn ở trẻ

Trẻ bị hen suyễn các bậc phụ huynh cần đưa ngay con tới gặp bác sĩ khám và điều trị. Nếu nhưbệnh hen suyễn ở trẻ emlà do di truyền thì không có biện pháp nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Để tránh mắc bệnh hen suyễn cho con, các bậc phụ huynh lưu ý những việc sau:

- Không để trẻ hít phải hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá vì khói thuốc sẽ gây sưng phổi.

- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp lò vì khói từ bếp lò có thể kích thích tới hệ thống hô hấp của trẻ.

- Nếu trẻ bị dị ứng với lông thú nuôi thì không cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi.

- Giảm nấm mốc trong nhà bằng cách lắp đặt những chiếc quạt gió hoặc mở cửa sổ trong nhà bếp khi nấu ăn, nhà tắm khi tắm.

- Hạn chế khả năng mắc cảm cúm và cảm lạnh vì 2 triệu chứng này là vô cùng nguy hiểm đối với người đang bị hen suyễn. Có thể giảm nguy cơ bị cảm bằng cách ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh, giữ gìn vệ sinh, tăng cường miễn dịch và hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm cúm.

- Theo các bác sĩ, trẻ bị hen suyễn nên ở nhà nếu trẻ bị sốt, cảm, hoặc có nguy cơ ốm, tốt nhất không nên đến trường ít nhất là 24 giờ sau khi phát hiện bệnh.

- Cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên vì trẻ bị hen thường rất dễ mắc các bệnh khác về đường hô hấp, chính vì thế, nếu cần tiêm phòng bệnh về đường hô hấp thì nên cho trẻ tiêm định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Trẻ bị hen suyễn thường được kê một toa thuốc và trẻ luôn phải mang theo bên mình bất kẻ lúc nào. Phụ huynh cần lưu ý việc dùng thuốc của trẻ.

Lưu ý, các bậc phụ huynh nên giữ liên lạc với bác sĩ trực tiếp điều trị bé và báo về tình hình bệnh của trẻ trước khi cho trẻ nhập học để nhà trường cùng giáo viên có những bài tập phù hợp với trẻ cũng như việc phối hợp tốt khi trẻ lên cơn hen suyễn tại trường học.

Điều trị và phòng bệnh hen suyễn ở trẻ em

Phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ em ra sao?

Cha mẹ nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh dùng thảm trong nhà; tắm cho trẻ bằng nước ấm.

Ngoài ra, trong phòng khách hạn chế để hoa hay phòng ngủ của trẻ tuyệt đối không để hoa; cho trẻ ăn nhiều các loại rau xanh, cà rốt, có nhiều vitamin tăng đề kháng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!