Đừng biến đôi môi thành... miếng thịt trâu gác bếp

Sống khỏe mạnh - 04/29/2024

Các bác sĩ bệnh viện Da liễu Trung ương gặp rất nhiều chị em đến khám với đôi môi thâm đen kèm theo thỏi son có chứa chì.

Môi thâm đen vì son nhiễm chì

Chị Nguyễn Thị Vui trú tại Mễ Trì, Hà Nội không dám tháo khẩu trang vì môi chị bị thâm đen lại. Chị Vui kể, chị được bạn bè khoe các loại son đẹp, son handmade nên mua nhiều về dùng để thay đổi màu sắc. Gần đây, chị Vui thấy môi sẫm màu hơn bình thường, lại nghĩ do ăn uống, thay đổi sắc tố môi vì stress mà chẳng để ý đến son đang dùng.

Càng sẫm màu, chị Vui càng sử dụng son để che đi khuyết điểm đó. Đến khi chị thấy môi xấu quá nên đi khám bệnh, bác sĩ cho biết đó là do ảnh hưởng của son nhiễm chì làm cho môi chị bị thâm đen như... thịt trâu gác bếp.

Cũng giống như bao tín đồ của son, chị Vui cho biết rất bất ngờ với thông tin môi đen vì son. Chị thở dài 'May còn đi khám kịp thời. Nếu không sẽ sống chung với son môi kém an toàn'.

Những thỏi son của chị Vui mang đến hỏi bác sĩ, bác sĩ cũng chỉ khuyến cáo tạm dừng. Muốn xét nghiệm son có chì thì phải mang đến các trung tâm xét nghiệm lớn mới có thể làm được, bác sĩ da liễu không test nhanh được.

Cùng hoàn cảnh với chị Vui, chị Vũ Thị Trang trú tại Cầu Diễn, Hà Nội cũng từng bị thâm sì môi vì son. Chị Trang kể, chị dùng son hàng chục năm nay, nó không thể thiếu trong cuộc sống của mình nhưng không bao giờ để ý đến bờ môi thay đổi hàng năm khi đánh son.

Chị Trang thấy môi thâm hơn, đi kiểm tra bác sĩ cho rằng dó là do thận yếu mà không tư vấn rằng có thể do chị đã sử dụng son môi nhiễm chì quá lâu.

Đừng biến đôi môi thành... miếng thịt trâu gác bếp

Son môi là vật bất ly thân với chị em phụ nữ (Ảnh minh họa: Internet)

Cảnh giác son nhiễm chì

TS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, ông gặp rất nhiều bệnh nhân bị thâm môi, thậm chí môi đen lại do sử dụng son nhiễm chì trong thời gian dài.

Môi thâm có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là do thói quen dùng son môi có chứa hàm lượng chì cao.

Đối với các chị em phụ nữ, son môi là vật bất ly thân luôn có sẵn trong túi xách, ví, túi áo… nhưng do hàm lượng chì quá cao trong son môi vô tình hại đôi môi trở nên xỉn màu và trở thành môi thâm.

TS Doanh cho biết để kiểm soát chất lượng son môi, xem son môi có nhiễm chì hay không rất khó vì đây là mỹ phẩm, không giống với thuốc phải có bác sĩ kê đơn mới được dùng. Son có thể mua về tự dùng thoải mái, dùng ít dùng nhiều do sở thích của mỗi người.

Thành phần của son môi bao gồm mỡ, dầu, chất tạo màu và chất tạo mùi. Chất tạo màu có hai loại: màu thực phẩm và bột màu. Chì hiện diện trong các chất tạo màu dạng bột, đặc biệt là màu đỏ. Ngoài ra, chì còn xuất hiện dưới dạng tạp chất của các thành phần làm nên son môi như dầu paraffin, vaseline cũng như các oxit kim loại như kẽm oxit và titan đioxit.

Son môi chứa chì không phải là chỉ riêng dòng son bình dân mà ngay cả dòng hàng đắt tiền vẫn chứa chì nhưng theo hàm lượng nhất định. Cơ quan quản lý Dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ FDA đưa ra hàm lượng chì trong son môi rất chặt chẽ.

Lượng chì trong phẩm màu sử dụng để điều chế son. Mức phẩm màu được phép dùng cho son là dưới 20ppm (khoảng 20 miligram chì trên mỗi kilogram son, tương đương 20 phần triệu).

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!