Dùng điện thoại ban đêm: Kẻ thù của giấc ngủ

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Theo báo cáo mới đây từ GigaOm, nguyên nhân của điều này là do sự tiếp xúc với ánh sáng màu xanh phát ra từ điện thoại.

Sử dụng điện thoại ban đêm là thói quen phổ biến mà chúng ta vẫn mắc phải. Gửi một vài tin nhắn hay lướt facebook vào cuối ngày trước khi ngủ là chuyện quá đỗi bình thường đối với nhiều người hiện nay.

Nghe có vẻ vô hại nhưng thực tế, việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng hay bất cứ thiết bị điện tử nào trước khi ngủ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Theo báo cáo mới đây từ GigaOm, việc tiếp xúc với ánh sáng màu xanh phát ra từ điện thoại có thể phá hỏng chu kỳ giấc ngủ cũng như sức khỏe.

Trong khoảng thời gian nhất định, ánh sáng xanh tác động đến việc sản xuất melatonin của cơ thể, chất hóa học trong cơ thể giúp bạn ngủ ngon.

Vài tháng trước, Hội Hóa học Hoa Kỳ đăng tải một video giải thích rằng, tiếp xúc với ánh sáng màu xanh vào ban đêm sẽ đánh lừa cơ thể bạn rằng đây vẫn là thời điểm ban ngày. Điều đó khiến nhịp sinh học trở nên lộn xộn và bạn khó có thể ngủ được.

Dùng điện thoại ban đêm: Kẻ thù của giấc ngủ

Melatonin giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng, đồng thời làm chậm sự tiến triển của ung thư và các bệnh khác. Báo cáo của GigaOm rất tỉ mỉ, cụ thể về nhiều lý do tại sao sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng, tivi trước khi ngủ có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Dưới đây là những lý do quan trọng nhất:

Hại mắt

Các bác sĩ nhãn khoa cho rằng, sự căng thẳng cao ở võng mạc của người trẻ tuổi có thể dẫn đến các chứng rối loạn về mắt, như thoái hóa điểm vàng. Trong trường hợp nghiêm trọng, mắt bạn có khả năng bị mù. Việc tiếp xúc với điện thoại ban đêm cũng khiến bạn bị nhiễm độc võng mạc.

Nguy cơ cao mắc bệnh ung thư

Điều này có thể khiến bạn dễ rơi vào vòng vây của bệnh tật. Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, thiếu malatonin có thể dẫn đến các nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và tuyến tiền liệt cao hơn.

Tăng nguy cơ trầm cảm

Dùng điện thoại ban đêm: Kẻ thù của giấc ngủ

Tiếp xúc với ánh sáng màu xanh ảnh hưởng đến tâm trạng của con người. Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ chia sẻ theo báo cáo của GigaOm rằng nồng độ melatonin thấp ở chuột thí nghiệm làm tăng cao nguy cơ trầm cảm.

Tại sao thiếu melatonin lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến vậy? Melatonin tác động đến nhịp sinh học vì nhờ nó bạn mới có thể đi vào giấc ngủ. Đáng nói hơn là điều này sẽ tạo nên sự thay đổi những bộ phận bên trong cơ thể.

Năm 2012, Đại học Y Harvard đã tiến hành một nghiên cứu với 10 người tham gia. Họ có lịch trình làm việc ban đêm để biến đổi nhịp sinh học. Trong suốt thời gian đó, mức đường huyết trong máu của họ tăng lên, khiến họ rơi vào trạng thái tiền đái tháo đường và mức độ leptin cũng giảm. Leptin là chất khiến bạn cảm thấy no sau khi ăn.

Vậy có nghĩa là bạn không nên xem TV hoặc sử dụng máy tính của bạn vào ban đêm? Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng bạn nên tránh ngủ gật trước TV. Nhưng tiến sĩ Michael Breus, người được coi là 'bác sĩ của giấc ngủ' đã xuất hiện và nói với GigaOm rằng, bạn phải tiếp xúc với lượng ánh sáng lớn và rất gần mới có thể gây hại cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Nguyễn Hòa (Theo businessinsider)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!