Đừng nhầm lẫn thực phẩm chức năng là thuốc trị bệnh

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn thường nhầm lẫn rằng thực phẩm chức năng là thuốc điều trị bệnh trong khi thực chất chỉ hỗ trợ sức khỏe.

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn thường nhầm lẫn rằng thực phẩm chức năng là thuốc điều trị bệnh trong khi thực chất chỉ hỗ trợ sức khỏe.

Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thực phẩm chức năng, hãng nào cũng quảng cáo: theo kiểu “điều trị bách bệnh” gây rối loạn thông tin cho người tiêu dùng, khiến nhiều người không biết thật giả thế nào để lựa chọn.

Đừng nhầm lẫn thực phẩm chức năng là thuốc trị bệnh

Theo sự phát triển của công nghiệp hóa, chế độ ăn uống ngày nay tưởng như đầy đủ nhưng lại thiếu hụt nhiều vi chất. Ngoài ra chức năng cơ thể suy thoái, không thải độc được nên gây ứ đọng ở các cơ quan. Đây là nguyên nhân góp phần khiến các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, xương khớp... bùng phát mạnh. Một số chuyên gia về thực phẩm đã giải thích rằng một số nước ở vào xứ hàn đới sáu tháng mùa đông, có khi tám tháng, trong một năm nước họ bị băng tuyết bao phủ, các loại thực vật bị tàn lụi không có thực phẩm tươi sống để dùng, nên họ phải nghiên cứu sản xuất các loại thực phẩm chức năng để bổ sung những dưỡng chất mà mùa đông trong cơ thể con người bị thiếu hụt. Nhất là các loại rau tươi và hoa quả tươi.

Thực phẩm chức năng được Tổ chức Y tế thế giới ví như "vắc xin" dự phòng bệnh mạn tính không lây, góp phần giải quyết "nạn đói" vi chất và tăng cường thải độc cơ thể. Tuy nhiên tình hình thực phẩm chức năng tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.

Đừng nhầm lẫn thực phẩm chức năng là thuốc trị bệnh

Thực phẩm chức năng được Tổ chức Y tế thế giới ví như "vắc xin" dự phòng bệnh mạn tính không lây, góp phần giải quyết "nạn đói" vi chất và tăng cường thải độc cơ thể.

Việt Nam chưa thấy các ngành chức năng tổ chức điều tra cơ bản trong về thể người Việt Nam thiếu chất gì để làm thực phẩm chức năng bổ sung cho cơ thể như một số nước đã từng làm. Nên thực phẩm chức năng vẫn “làm mưa làm gió” trên thị trường và quảng cáo đánh lừa người tiêu dùng thu lợi nhuận bất chính. Nhiều quảng cáo lập lờ ghi “hỗ trợ” điều trị bệnh nhưng cuối cùng lại nói: “Không phải thuốc điều trị bệnh”. Tình trạng quảng cáo tùy tiện, chưa kiểm soát này ở một số thực phẩm chức năng đã gây nên nhiều nhầm lẫn ở người dùng. Thực phẩm chức năng không phải thần dược. Đây không phải là thuốc mà chỉ có tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh, bổ sung các chất còn thiếu để chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.

Hiện nay thuốc Đông y cũng có hiện tượng biến tướng trở thành thực phẩm chức năng. Có một số bài thuốc Đông y đã hàng nghìn năm được các thầy thuốc Đông y dùng để điều trị bệnh có hiệu quả, bây giờ đã bị làm biến dạng thành thực phẩm chức năng, đây là một việc làm tai hại đến sức khỏe của người bệnh. Vì thuốc điều trị bệnh là những bài thuốc đặc hiệu dùng để điều trị bệnh cụ thể từ nguyên nhân đến triệu chứng, trên cơ địa của một bệnh nhân, phải thông qua thăm khám theo phương pháp của Đông y như: vọng, văn, vấn, thiết rồi mới định bệnh và chỉ định bài thuốc. Hiện nay nó đã bị biến thành thực phẩm chức năng vì ai cũng uống được, được quảng cáo phải dùng ba tháng liên tục mới có kết quả...làm tổn hại đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí bệnh nhân mắc bệnh phải dùng bài thuốc này thì bị nhờn thuốc, một số trường hợp còn bị ngộ độc.

Quy định về điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng chưa chặt chẽ khiến thị trường hỗn loạn. Người dân đua nhau kinh doanh rất tùy tiện để kiếm tiền. Việc công bố sản phẩm hiện cũng chưa theo đúng quy định của tiêu chuẩn thế giới. Các đánh giá chất lượng, tính an toàn và tính hiệu quả còn thiếu những biện pháp khoa học. Việt Nam hiện có khoảng gần 4.000 sản phẩm thực phẩm chức năng. Bộ Y tế đang chỉ đạo tăng cường kiểm soát.

Một số chuyên gia về sức khỏe cho rằng thực phẩm chức năng chỉ nên bán trong các siêu thị rau quả nhưng ở Việt Nam cho bán trong các quầy thuốc tân dược, và thuốc Đông y nên người tiêu dùng sẽ vẫn hiểu lầm là thuốc điều trị bệnh Vì vậy, để tránh chuyện “mập mờ” thực phẩm chức năng và thuốc điều trị bệnh khách nhau các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết sớm, để người tiêu dùng biết phân biệt thuốc điều trị bệnh và thực phẩm chức năng để ăn uống. Tình trạng như hiện nay sẽ làm tổn thương đến uy tín của ngành dược Việt Nam.

Theo Bảo vệ pháp luật

Xem thêm:

  • Cảnh giác dùng thực phẩm chức năng ở người bệnh ung thư
  • Dùng thực phẩm chức năng lâu dài có gây loét dạ dày?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!