Dùng thuốc gì khi bị thủy đậu?

Kiến Thức Y Học - 04/26/2024

Bệnh thủy đậu là một bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên sẽ để lại biến chứng nặng nề nếu không chữa trị và để bệnh kéo dài quá lâu. Bệnh có thể điều trị tại nhà, nhưng quan trọng là cần dùng thuốc gì khi bị thủy đậu? Lily & WeCare sẽ giúp bạn trả lời nhanh câu hỏi này.

Bệnh thủy đậu là một bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên sẽ để lại biến chứng nặng nề nếu không chữa trị và để bệnh kéo dài quá lâu. Bệnh có thể điều trị tại nhà, nhưng quan trọng là cầndùng thuốc gì khi bị thủy đậu? Lily & WeCare sẽ giúp bạn trả lời nhanh câu hỏi này.

Dùng thuốc gì khi bị thủy đậu?

Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp, do hít phải không khí có chứa virus gây bệnh, cùng với điều kiện ẩm thấp bệnh sẽ phát tán thành dịch nhanh hơn. Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh với các triệu chứng giống như nhiễm virus (mệt mỏi, sốt, nhức đầu, đau họng, chảy mũi...) rồi xuất hiện các ban lan dần ra toàn thân và biến thành phỏng nước cùng với triệu chứng rất ngứa, đây là giai đoạn bệnh đã nặng và cần phải điều trị gấp để tránh biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não..Chính vì vậy cần phải biết chính xác dùng thuốc gì khi bị thủy đậu.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu hay dân gian còn gọi là bệnh trái rạ, do virus Varicella Zoster gây ra, trẻ nhỏ dễ mắc hơn người lớn và độ lây lan rất cao. Bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, ở trẻ nhỏ sẽ quấy khóc..Sau đó sẽ xuất hiện các ban dát sẩn ở thân mình và từ từ lan ra toàn thân.

Biểu hiện ngứa hầu như người nào bị thủy đậu đều có biểu hiện này. Các ban sẽ gây ngứa và biến thành các nốt phỏng (bỏng nước) có chứa dịch bên trong với kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu. Nên hạn chế gãi để tránh các phỏng nước bị vỡ gây nhiễm trùng và để lại sẹo.

Dùng thuốc gì khi bị thủy đậu?

Dùng thuốc gì khi bị thủy đậu?

Khi bị bệnh thủy đậu, tùy từng triệu chứng và mức độ bệnh mà sử dụng thuốc khác nhau. Tốt nhất nên đi khám bác sĩ để biết chính xác dùng thuốc gì khi bị thủy đậu:

  • Bôi ngoài da xanh methylen: thuốc có tính sát khuẩn nhẹ, được dùng bôi ngoài da. Các dạng thường dùng là dung dịch dùng ngoài 1%, Milian (gồm xanh methylen, tím gentian, ethanol, nước cất...) có tác dụng giúp vết bỏng nước nhanh khô, nhanh đóng vảy và rụng.

  • Thuốc kháng sinh nhóm Histamin như Chlopheniramine hay Loratadine..có tác dụng làm ẩm da và giảm các triệu chứng ngứa. Nên tránh để da quá khô, sẽ gây cảm giác khó chịu và ngứa nhiều hơn.

  • Thuốc Paracetamol có tác dụng hạ sốt, được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị sốt và sốt nhẹ. Ngoài ra có thể dùng khăn chườm ấm, hay băng dán hạ sốt hay thảo dược cũng có tác dụng hạ sốt. Tuyệt đối không nên dùng Aspirin để hạ sốt.

  • Thuốc Acyclovir là thuốc kháng virus dùng để đặc trị bệnh thủy đậu. Thuốc này chỉ được sử dụng khi bị bệnh nặng, hay dùng để phòng các biến chứng như viêm phổi thủy đậu, biến chứng nội tạng. Hay dùng cho các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, phụ nữ có thai, người mới ghép nội tạng hay người sử dụng corticoid kéo dài...

  • Trường hợp bệnh nặng gây biến chứng viêm não nặng, hay trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch nặng thì có thể dùng Acyclovir đường tĩnh mạch.

  • Dùng các bài thuốc dân gian là các loại thảo dược như kim ngân, lá dâu, lá tre, cam thảo...

Dùng thuốc gì khi bị thủy đậu?

Cần làm gì khi bị thủy đậu?

Khi bị bệnh thủy đậu, bạn cần đi khám bác sĩ để bệnh nhanh chóng hết cũng như tránh các biến chứng. Ngoài ra nên kết hợp thêm các biện pháp như:

  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh các vết phỏng nước bị vỡ và gây bội nhiễm.

  • Giữ ấm đường hô hấp và đường tiêu hóa, do virus thủy đậu làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên cần phải bảo vệ cơ thể nhiều hơn.

  • Tăng cường dinh dưỡng trong các bữa ăn như ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như: cháo, súp nấu với thịt heo, sữa. Uống nhiều nước hay các loại nước hoa quả.

  • Đối với trẻ nhỏ thì nên cho trẻ nghĩ học ở nhà nhằm cách ly bệnh và tiện chăm sóc bé hơn.

Khi bạn bị bệnh, bạn cần đi khám bác sĩ để biết chính xác nên dùng thuốc gì khi bị thủy đậu để bệnh nhanh khỏi cũng như ngừa các biến chứng nặng hơn của bệnh và phòng tránh lây lan cho những người xung quanh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!