Bé bị hóc xương cá, nhiều cha mẹ dùng tỏi nhét vào lỗ mũi để con nôn ra xương
Mới đây, mạng xã hội lan truyền tin đồn dùng tỏi chữa hóc xương cá cho bé bằng cách nhét vào lỗ mũi. Theo đó, khi con bạn bị hóc xương cá, bạn chỉ cần dùng tỏi nhét vào lỗ mũi ngược bên hóc xương sẽ giúp bé nôn xương ra bên ngoài.
Phương pháp nghe có vẻ đơn giản, dễ thực hiện nhưng cũng khá nhiều người đặt ra nghi vấn làm như vậy liệu có thể chữa hóc xương cá cho con thật hay không?
Như vậy có nghĩa là, nếu bé hóc xương bên trái thì mẹ cần dùng một tép tỏi nhét vào lỗ mũi bên phải. Làm tương tự với hướng ngược lại. Để như vậy trong vòng 3 phút, bé sẽ hắt hơi và khạc xương cá ra bên ngoài. Lúc này, quá trình cứu con bị hóc xương cá đã được hoàn thành.
Phương pháp nghe có vẻ đơn giản, dễ thực hiện nhưng cũng khá nhiều người đặt ra nghi vấn làm như vậy liệu có thể chữa hóc xương cá cho con thật hay không? Sử dụng tỏi nhét mũi liệu có đe dọa đường thở hay không? Trên hết, phương pháp này có thực sự an toàn và phát huy hiệu quả như lời đồn đại?
Dùng tỏi chữa hóc xương cá cho bé thực chất là kinh nghiệm dân gian, không có kiểm chứng khoa học
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), dùng tỏi chữa hóc xương cá cho bé là một kinh nghiệm dân gian, được truyền miệng từ nhiều người.
Theo đó, tỏi nhét vào mũi sẽ hoạt động theo nguyên lý gây hăng, khó chịu trong mũi, buộc người bị nhét tỏi phải hắt hơi, ho bật mạnh từ cuống họng ra ngoài, có thể khiến xương cá được lấy nhanh chóng. Cách này là kinh nghiệm dân gian và cũng chỉ lấy được những dạng xương cá tương đối nhỏ, mắc ở khu vực cuống họng chứ không sâu hơn.
Tuy nhiên, đây là phương pháp không được kiểm chứng khoa học, không được coi là một cách chữa bệnh, chỉ được nhận định là mẹo, có thể phù hợp với người này nhưng cũng có thể phản tác dụng với người khác nên cần hết sức cẩn trọng.
Chưa kể, cả một nhánh tỏi đem nhét vào mũi trẻ là chuyện không hề dễ chịu, trẻ dễ sợ hãi, mất bình tĩnh. Lúc này, tỏi nhét vào mũi có nguy cơ bị hít mạnh vào sâu bên trong, thậm chí bị tắc trong khoang mũi, gây ngạt thở thì hậu quả càng nghiêm trọng, trong khi xương cá trong họng vẫn chưa lấy ra được. Do đó, trước khi áp dụng cách lấy xương cá cho con, cha mẹ cần cân nhắc.
Để xử lý khi bị hóc xương cá, tránh những hậu quả không mong muốn, chuyên gia 'bật mí' một số cách dễ áp dụng, đạt hiệu quả tốt hơn sau sau:
Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
- Cách dễ thực hiện nhất là nuốt vỏ cam. Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
- Nếu không có vỏ cam, hãy thay thế bằng một viên vitamin C. Cách này cũng cho hiệu quả tương tự. Trong vài phút, xương sẽ mềm và trôi xuống cổ, không còn tạo cảm giác đau nữa.
- Ngậm một miếng chanh để xương cá mềm ra và tan vào nước bọt.
- Cắn một miếng chuối và không nhai, ngậm trong miệng 2 phút để nước bọt thấm vào chuối sau đó nuốt. Sau đó nên cho bé uống nước để loại bỏ xương cá ra khỏi cổ họng.
Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo khi trẻ bị hóc xương cá nhỏ. Trong trường hợp hóc xương cá to, bố mẹ cần lập tức cho con ăn uống vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương. Hãy đến cơ sở y tế sớm nhất để gắp xương ra ngoài, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!