Khi mang thai, các bà mẹ thường tránh sử dụng những những chất kích thích độc hại như rượu bia, thuốc lá… nhưng vẫn bỏ qua một vài lưu ý quan trọng. Việc mẹ thường xuyên tiếp xúc với các loại khí thải trong môi trường, cùng như sử dụng những loại đồ nhựa không đảm bảo có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ khi sinh ra. Gần đây, một trường hợp em bé bị dị tật bẩm sinh khi mới sinh ra do nhiễm độc thủy ngân ở Indonesia cho thấy các độc tố môi trường ảnh hưởng như thế nào.
Em bé vừa được sinh ra bị mất mắt và mũi do nhiễm độc thủy ngân.
Vào thứ 5, ngày 13/9 một em bé được sinh ra ở khu Natal thuộc bắc Sumatra, Indonesia bị mất một con mắt và chiếc mũi. Sự việc đã được một cá nhân chia sẻ trên facebook. Điều đáng buồn là khi vừa sinh ra, đứa trẻ được các bác sĩ dự đoán rằng sẽ không thể sống được đến tuổi trưởng thành, việc có sống được qua một tuần hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Syarifuddin Nasution, người đứng đầu cơ quan y tế, nơi tiếp nhận đứa trẻ, chia sẻ: 'Hiện tại, em bé đang được cho thở bằng bình oxy'. Cũng theo cơ quan này, ở những trường hợp tương tự, tỉ lệ sống sót là 1 - 3 ngày.
Trong trường hợp của em bé trên, mọi người dự đoán bé sẽ sống sót được trong 5 giờ bởi nhịp tim của cô bé luôn dưới 100. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng hy vọng rằng sẽ có một điều kỳ diệu xảy ra và họ dự định chuyển cô bé đến bệnh viện lớn hơn ở Medan, bắc Sumatra. Đáng tiếc thay, cô bé đã không thể qua khỏi và đã qua đời vào ngày 13/9 sau khi sống được 7 tiếng đồng hồ.
Cô bé đã qua đời trong ngày 13/9, chỉ sống được 7 tiếng đồng hồ từ khi được sinh ra
Qua điều tra xác định được, cha của cô bé làm việc ở một mỏ vàng thủ công, điều này có nghĩa là ông đã bị phơi nhiễm với những chất độc hại khi làm việc và nhiều khả năng nguyên nhân gây dị tật ở em bé là do nhiễm độc thủy ngân. Thủy ngân là một kim loại nặng và gây độc hại cho cả người lớn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thủy ngân là nguyên nhân gây ra những dị tật bẩm sinh và bất thường trong hệ thần kinh của trẻ. Trong hoạt động của các mỏ vàng thủ công, người ta sử dụng nhiều loại vật liệu độc hại để chiết xuất vàng, nên khả năng phơi nhiễm của những nhân viên làm việc ở đây là vô cùng lớn. Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Indonesia là một trong những nước có mỏ khai thác lớn nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều bạn cần quan tâm là dù không phải là thợ mỏ, bạn vẫn có nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân và những chất độc hại khác.
Trong tự nhiên có rất nhiều nguồn thủy ngân và một trong những con đường tiếp xúc với thủy ngân nhất là qua ăn uống. Thủy ngân trong không khí được nước mưa đưa xuống sông suối và làm cho các loại cá bị phơi nhiễm. Các loại cá càng to thì lượng thủy ngân nó chứa đựng càng cao. Cơ quan Quản lý thực phẩm va dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyên phụ nữ khi mang thai tránh sử dụng những loại cá như: cá kiếm, cá thu, cá mập, cá kình, cá cờ.
Cá là một trong những nguồn thủy ngân phổ biến trong tự nhiên (Ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu ở trường Cao đẳng Sản phụ khoa (ACOG) ở Mỹ thì sự phơi nhiễm những chất độc từ môi trường trong khi mang thai thực sự rất đáng quan tâm. Sự phát triển của thai nhi là bước đầu tiên trong quá trình hình thành của một có người, vì vậy việc thai nhi bị nhiễm độc không chỉ gây tác động ngắn hạn mà là cả một tác động suốt đời. Các chuyên gia ở đây cũng nói rằng, không thể dự đoán được khoảng an toàn trong việc tiếp xúc với những chất độc hại này, nên trong khi mang thai, việc các bà mẹ tránh tiếp xúc với cùng càng nhiều càng tốt.
Những cách tránh phơi nhiễm độc tố từ môi trường
Hình thành thói quen sống sạch sẽ
Thường xuyên lau dọn nhà cửa để tránh tích tụ bụi bẩn và chất độc hại (Ảnh minh họa)
- Cởi giày trước khi vào nhà để không cho bụi bẩn tích tụ trong nhà.
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.
- Hút bụi và lau nhà thường xuyên.
- Tránh hâm thức ăn trong hộp nhựa và sử dụng hộp nhựa để đựng thức ăn.
- Ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh như thực vật hoặc cá nhỏ.
- Không tập thể dục ngoài trời khi có nhiều phương tiện.
Lựa chọn sản phẩm an toàn
Sử dụng các loại thực phẩm hữu cơ giúp giảm nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm (Ảnh minh họa)
- Sử dụng nhiều loại thực phẩm hữu cơ.
- Tránh sử dụng các loại đồ dùng nhà bếp chống dính.
- Chọn mỹ phẩm và các sản phẩm làm sạch không mùi.
- Đọc qua nhãn của các sản phẩm trước khi mua để biết được thành phần hóa học.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.
Nguồn: The Washington Post, NCBI, Parent
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!