Gần 40.000 ca mắc thủy đậu, làm cách nào để phòng tránh?

Kiến Thức Y Học - 04/30/2024

Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch cao như hiện nay đang khiến cho bệnh thủy đậu phát triển mạnh. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thông thường chỉ trẻ em mắc thủy đậu nhưng gần đây đã xuất hiện nhiều người lớn cũng mắc bệnh này.

Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch cao như hiện nay đang khiến cho bệnhthủy đậu phát triển mạnh. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thông thường chỉ trẻ em mắc thủy đậu nhưng gần đây đã xuất hiện nhiều người lớn cũng mắc bệnh này.

Gần 40.000 ca mắc thủy đậu, làm cách nào để phòng tránh?

Sáng ngày 4/1, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân. Tại Hội nghị, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông tin, số bệnh nhân bị thủy đậu trong năm 2017 đã tăng gần 50% so với năm trước.

Bệnh thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông xuân kéo dài cho tới hết mùa xuân. Hiện đang là thời điểm vào mùa của bệnh thủy đậu nên bệnh dễ lây lan rộng trong môi trường tập thể. Cụ thể, bệnh tăng mạnh, đỉnh điểm vào tháng 3 với khoảng 8000 ca mắc, rồi giảm dần. Các tháng còn lại thường dưới 3.000 ca mắc.

Gần 40.000 ca mắc thủy đậu, làm cách nào để phòng tránh? Ảnh minh họa

Trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, ngoài ra người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh... Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh, trẻ bị lây bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.

Tại TP HCM, số bệnh nhân thủy đậu cũng tăng 46%. Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM cho rằng cần tuyên truyền phù hợp để bố mẹ đưa con đi tiêm phòng thủy đậu, ngoài 10 loại văc-xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Biểu hiện của bệnh thủy đậu gồm mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, các nốt ban đỏ ở vùng da đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Ở người khỏe mạnh, thủy đậu thường lành tính và ít để lại di chứng. Ở trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, do khả năng bảo vệ suy giảm nên bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng, đặc biệt phụ nữ mang thai ở tuần 13-20. Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong lên đến 30%.

Phần lớn người bị thủy đậu thường tự khỏi và không để lại sẹo, tỷ lệ biến chứng chỉ 1% do nhiễm trùng huyết, viêm não... Bệnh không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng dễ gây nhiễm trùng da nơi mụn mọc. Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch suốt đời và ít khi tái phát. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng.

Bệnh thủy đậu có thể phòng bằng vắc-xin do đó, người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh nên tiêm phòng để giảm nguy cơ lây nhiễm. Đa số người mắc chưa được tiêm vắc-xin phòng thủy đậu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã tiêm vắc-xinrồi vẫn mắc bệnh. Bởi vì, trên thực tế, nếu đã được chủng ngừa vắc-xin thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Gần 40.000 ca mắc thủy đậu, làm cách nào để phòng tránh? Ảnh minh họa

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo đối với thủy đậu, tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất cho bản thân, cho cộng đồng. Phụ nữ nên tiêm vắc-xin phòng bệnh trước khi có thai; không được tiêm khi đã mang thai. Trẻ từ một đến 12 tuổi, chỉ cần một liều vắc-xin là đủ giúp ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm hai liều cách nhau ít nhất sáu tuần.


Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!