Gia đình: Chỗ dựa tinh thần của bệnh nhân trầm cảm

Sống khỏe mạnh - 05/04/2024

Bệnh nhân trầm cảm cần được sự đồng cảm giúp đỡ của mọi thành viên trong gia đình.

Trầm cảm là một bệnh chứ không phải là lười nhác hoặc giả vờ. Thời gian điều trị trầm cảm, bệnh nhân rất hay than phiền về các rối loạn cơ thể của mình như: mất ngủ, đau đầu, đau bụng, đánh trống ngực, chóng mặt…

Ngoài ra, bệnh nhân còn hay than phiền giảm trí nhớ, khó tập trung, luôn bi quan, chán nản. Chính những điều than phiền của bệnh nhân khiến người trong gia đình cảm thấy khó chịu. Dần dần họ mất đi sự cảm thông, tỏ ra khó chịu khi bệnh nhân kêu ca. Nhiều khi, họ quay ra chế giễu, cho là bệnh nhân lười nhác không có ý chí phấn đấu, khắc phục khó khăn.

Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy mình mất chỗ dựa về tinh thần. Họ không dám thổ lộ với mọi người về bệnh tật. Bệnh nhân giấu mình sống khép kín, ngại tiếp xúc với xung quanh. Họ cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình mình.

Gia đình: Chỗ dựa tinh thần của bệnh nhân trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh chứ không phải là lười nhác hoặc giả vờ (Ảnh minh họa: Internet)

Trái lại, các thành viên trong gia đình của bệnh nhân cũng tránh thái độ quá sốt sắng, lo lắng. Nhiều ông bố, bà mẹ vì thương con và thiếu hiểu biết nên khi thấy con đau đầu, đánh trống ngực… đã lo lắng, tìm bác sĩ để khám xét. Điều này có thể khiến bệnh nhân lo lắng thêm.

Các thành viên trong gia đình cần hiểu rằng, trầm cảm là một bệnh tâm thần hay gặp, có nhiều triệu chứng cơ thể như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn… Trầm cảm không phải là bệnh nan y, có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc chống trầm cảm. Nhìn chung, nếu được điều trị đúng, các triệu chứng trầm cảm sẽ hết sau 4-6 tuần.

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh trầm cảm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!