Có thể không chữa trị tận gốc, tuy nhiên những mẹo đơn giản sẽ giúp cản trở căn bệnh trầm cảm không thể phát triển nhiều hơn nữa. Từ đó, bạn có hy vọng thoát khỏi bệnh trầm cảm.
Để vượt qua được trầm cảm, bạn cần phải kiên trì trong một quá trình dài. Hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp điều trị trầm cảm nhưng chúng đều cần thời gian để phát huy tác dụng. Trong lúc đó bạn có thể thử làm một vài bước nhỏ sau đây. Chúng có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn rất nhanh, hoặc ít nhất là chúng giúp cản trở căn bệnh không thể phát triển nhiều hơn nữa.
1. Hãy thử hồi tưởng lại quá khứ
Khi chúng ta chán nản hay tuyệt vọng thì ta luôn nghĩ về quá khứ như là một sự u buồn ảm đạm, điều này khiến ta không nhìn nhận mọi thứ xung quanh một cách tỉnh táo.
Chính vì thế mỗi khi không vui, bạn hãy hồi tưởng lại những ngày mà bạn luôn chìm ngập trong tuyệt vọng. Bạn có thể cảm thấy điều này ngược đời nhưng thật sự bạn sẽ tìm thấy trong những chuỗi ngày tăm tối vẫn có những tia nắng ấm áp của niềm vui.
Sau đó hãy mở cuốn album ảnh ra, những kỉ niệm ấm áp cùng niềm vui bên gia đình và bạn bè sẽ ùa về trong bạn. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy khá hơ bởi giữa những lúc tưởng chừng vô cùng khó khăn thế này, niềm vui vẫn ở đâu đó xung quanh bạn.
2. Nỗi đau nào rồi cũng sẽ qua đi
Việc đi qua những cung bậc cảm xúc là một cách tốt để nhắc nhở bản thân rằng nỗi đau không kéo dài vô tận. Có thể bạn thức dậy với tâm trạng lo lắng tột cùng, nhưng vào buổi trưa bạn sẽ gác lại cảm xúc đó, rồi cuối cùng buổi tối bạn thậm chí sẽ có những tràng cười sảng khoái khi xem phim cùng các con.
Hãy cứ nghĩ rằng sự căng thẳng và chán chường của bạn chẳng khác nào cơn đau do chuyển dạ. Lúc này bạn cần hít thở sâu để có thể vượt qua và tin tưởng rằng áp lực này rồi cũng qua đi. Khái niệm về sự vô thường sẽ đem lại sự an ủi và giải tỏa phiền muộn trong lòng bạn đấy.
3. Giả vờ như thể bạn vẫn ổn
Có một ranh giới mỏng manh giữa việc thử thách bản thân và ép buộc bản thân, nhưng thông thường, bạn sẽ thấy khá hơn khi “hành động như thể” bạn vẫn ổn.
Bạn có thể ghi danh học lướt ván dù bạn không muốn, hay ăn trưa với một người bạn cho dù chẳng có cảm hứng thưởng thức… Hãy tự nói với bản thân “Cứ làm đại đi” và hành động như thể bạn không bị trầm cảm.
4. Tập chấp nhận sự không chắc chắc
Hầu hết những đau khổ bạn đang có được xuất phát từ niềm khao khát về sự chắc chắn trước mọi thứ của bạn. Ví dụ như khi bạn muốn biết khi nào sự lo lắng sẽ thuyên giảm, loại thuốc nào mới hữu hiệu, khi nào bạn sẽ lại có giấc ngủ tám giờ, v.v… Chỉ khi bạn chấp nhận ngừng việc mong muốn kiểm soát mọi thứ, bạn mới có thể giảm bớt mệt mỏi của bản thân.
5. Đặt ra một mục tiêu
Khi sự lo lắng nhiều đến mức không thể chịu được nữa, bạn nên nghĩ đến những người thân như chồng hoặc con để có thêm nghị lực vượt qua. Như một người chiến sĩ trên chiến trường, bạn phải đi đến nhiệm vụ của mình và sống hết mình vì một điều quý giá nào đó. Điều này có thể tiếp thêm sức mạnh để bạn trở nên mạnh mẽ hơn đấy.
6. Tận hưởng thực tại
Nếu ta có thể sống trọn vẹn với thực tại và chỉ tập trung vào những thứ trước mắt, chúng ta có thể loại bỏ được vô vàn nỗi lo sợ bởi vì đa phần chúng đều xuất phát từ quá khứ hoặc tương lai.
7. Làm mới lại các mối quan hệ và sở thích cá nhân nào
Nếu bạn đã rút lui khỏi cộng đồng, hãy từng bước quay lại bạn nhé. Không hẳn là bạn phải xuất hiện ở một buổi tiệc tùng và tỏa sáng đâu mà chỉ đơn giản là bạn ra ngoài và gặp gỡ mọi người, đi uống cà phê với một người hoặc ghé vào nhà một người bạn để trả món đồ đã mượn chẳng hạn.
8. Chia tay trầm cảm
Những nhà nghiên cứu gần đây nhận ra rằng những bài tập thể dục nhịp điệu tương đương với những bài tập có cường độ thông thường, trong vòng 30 phút, trong ít nhất 5 ngày một tuần, có hiệu quả đáng kể đối với trầm cảm.
Việc bắt đầu tập một cách chậm rãi là rất quan trọng. Hãy đánh giá xem mình có thể làm gì, và làm ít hơn mức đó một chút. Nếu bạn nghĩ bạn có thể đi bộ 20 phút, thử đi 15 phút trước đã, và nhớ là đừng nản lòng khi chưa thấy sự cải thiện sau đó nhé.
9. Luôn luôn rõ ràng
Khi bạn buồn phiền lo lắng, bạn thường nghĩ không hay về bản thân và cuộc đời bạn, ví dụ bạn sẽ nghĩ rằng mình thật ngu ngốc và thất bại.
Những gì bạn cần khi bị trầm cảm là lấy lại sự tỉnh táo của mình bằng cách đặt câu hỏi:
- Mình sẽ làm cách nào để kiểm tra xem ý kiến này đúng hay không?
- Điều này có luôn luôn đúng?
- Có ngoại lệ nào không?
- Mình có còn thiếu sót gì nữa không?
10. Những điều nên tránh khi bị trầm cảm
Sự trầm cảm làm cho bạn muốn được say và đôi khi việc lạm dụng chất cồn sẽ làm cho việc trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Trong bất kì trường hợp nào thì việc tự dày vò bản thân cũng không làm bạn khá hơn được đâu.
Đồng thời, bạn cũng đừng quyết định điều gì đột ngột trong khoảng thời gian suy sụp tinh thần, ví dụ như bỏ việc hay ly hôn, trừ khi sự việc không cứu vãn được nữa. Tất nhiên là một công việc nhàm chán hoặc một mối quan hệ đổ vỡ sẽ làm bạn chán chường, tuy nhiên, có thể đó chỉ là do bạn tự nghiêm trọng hóa mọi thứ lên thôi.
Thế nhưng điều này không có nghĩa là trầm cảm làm giảm khả năng quyết đoán của bạn. Bạn cũng vẫn thông minh như thường ngày, nhưng hãy cố gắng đừng để bản thân bị đánh bại bởi các triệu chứng của căn bệnh bạn nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 10 công việc khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm
- Điều trị trầm cảm bằng sốc điện không kinh dị như bạn nghĩ!
- 12 nguyên nhân trầm cảm ít ai ngờ tới
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!