Kiểm soát chứng trầm cảm ở người bệnh ung thư

Cần biết - 03/29/2024

Hầu hết người bệnh đều cảm thấy sốc khi được chẩn đoán ung thư.

Họ có thể rơi vào trạng thái tâm lý lo âu, sợ hãi, thậm chí là trầm cảm. Trầm cảm khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong điều trị bệnh. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị trầm cảm có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân ung thư.

Khủng hoảng tâm lý của người bị ung thư

Bệnh nhân ung thư có thể bị trầm cảm, đây là một rối loạn cảm xúc có thể điều trị được. Trầm cảm có thể làm cho người bệnh không theo được liệu trình điều trị ung thư. Sự lo âu, sợ hãi có thể làm cho việc đối mặt với điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn. Nó cũng có thể làm bệnh nhân khó đưa ra các quyết định liên quan tới điều trị và chăm sóc. Vì thế, việc phát hiện và điều trị trầm cảm là một phần quan trọng trong điều trị ung thư.

Đối với người bệnh, đặc biệt là người trẻ tuổi, khi phát hiện mình mắc phải ung thư sẽ sốc về mặt tâm lý. Bên cạnh đó, họ còn rất khổ sở vì nỗi lo gánh nặng gia đình, tài chính khiến tâm lý trở nên bi quan nặng nề hơn. Sự suy sụp về tinh thần có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư, trong đó 30% chết vì suy kiệt thay vì mất do khối u.

Khi đối diện với căn bệnh ung thư, người bệnh sẽ trải qua những khủng hoảng về mặt tâm lý như: sợ hãi về điều trị hoặc tác dụng phụ của điều trị; sợ hãi ung thư tái phát hoặc di căn sau khi điều trị; lo lắng về sự bất định; lo lắng về việc mất khả năng tự chủ; lo lắng về sự thay đổi các mối quan hệ; sợ hãi về cái chết.

Kiểm soát chứng trầm cảm ở người bệnh ung thư

Điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện K. Ảnh: T. Minh

Dấu hiệu trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư có thể bị trầm cảm, đây là một rối loạn cảm xúc có thể điều trị được. Trầm cảm có thể làm cho người bệnh không theo được liệu trình điều trị ung thư. Nó cũng có thể làm bệnh nhân khó đưa ra các quyết định liên quan tới điều trị và chăm sóc. Vì thế, việc phát hiện và điều trị trầm cảm là một phần quan trọng trong điều trị ung thư.

Triệu chứng của trầm cảm có thể xuất hiện không lâu sau khi bị chẩn đoán ung thư hoặc bất cứ lúc nào trong hoặc sau quá trình điều trị.

Các triệu chứng về nhận thức và cơ thể được đề cập dưới đây có thể là những tác dụng phụ của bệnh ung thư hoặc do điều trị ung thư gây ra. Khi chẩn đoán trầm cảm ở bệnh nhân ung thư, các bác sĩ thường phải chú trọng nhiều hơn đến các triệu chứng cảm xúc và hành vi. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau đây, đặc biệt là nếu chúng xảy ra 2 tuần gần đây hoặc lâu hơn.

Các triệu chứng liên quan đến khí sắc: Cảm thấy xuống tinh thần, buồn vô cớ. Cảm thấy tuyệt vọng, dễ cáu kỉnh (dễ bị kích thích), thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Cảm thấy vô dụng.

Những triệu chứng về hành vi:Mất đi sự quan tâm về những hoạt động mà mình thích trước đây. Thường xuyên khóc mà không có nguyên nhân. Muốn tránh mặt bạn bè hoặc gia đình. Mất đi động lực để làm những hoạt động hằng ngày.

Những triệu chứng về nhận thức: Giảm khả năng tập trung. Khó khăn khi ra quyết định. Có vấn đề về trí nhớ. Suy nghĩ tiêu cực. Trong những tình huống cực đoan, điều này có thể bao gồm suy nghĩ rằng cuộc đời này không đáng sống hoặc những ý tưởng làm tổn thương chính bản thân mình.

Những triệu chứng cơ thể: Mệt mỏi, ăn không ngon, mất ngủ, không thể ngủ hoặc ngủ sâu, ngủ nhiều (ngủ quá mức). Các vấn đề tình dục như giảm ham muốn tình dục.

Những yếu tố nguy cơ của trầm cảm

Người bệnh ung thư có nhiều khả năng bị trầm cảm nếu họ có những yếu tố nguy cơ sau: Trước đây đã từng được chẩn đoán là trầm cảm hoặc lo âu. Tiền sử gia đình có người bị trầm cảm hoặc lo âu. Thiếu sự hỗ trợ từ bạn bè hoặc gia đình. Gánh nặng về tài chính...

Điều trị trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

Những người bị trầm cảm cần được điều trị theo chuyên khoa tâm thần. Đối với những người bị trầm cảm vừa hoặc nặng, việc kết hợp điều trị tâm lý và thuốc thường là phương pháp hiệu quả nhất. Đối với một số người bị trầm cảm nhẹ, nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể đủ để làm giảm bớt các triệu chứng.

Điều trị tâm lý: Các chuyên gia sức khỏe tâm thần bao gồm tư vấn viên, nhà tâm lý học và bác sĩ khoa tâm thần. Họ giúp bệnh nhân tiếp cận các phương pháp để cải thiện kỹ năng đối phó, phát triển một hệ thống hỗ trợ và định hình lại những suy nghĩ tiêu cực. Các lựa chọn bao gồm liệu pháp cá nhân, liệu pháp cặp vợ chồng hoặc liệu pháp gia đình và liệu pháp nhóm. Ngoài ra, các bác sĩ khoa tâm thần là những người có thể kê toa thuốc và đánh giá các nguyên nhân của trầm cảm.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!