Giải mã hiện tượng dây rốn quấn cổ với 7 sự thật không mấy ai biết

Mang thai - 11/24/2024

Dây rốn quấn cổ vẫn còn là một hiện tượng còn khá nhiều những bí ẩn và những hiểu lầm khiến những mẹ bầu không khỏi lo lắng.

1.1/3 trẻ em sinh ra với dây rốn quấn cổ

Đây là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Trừ khi là trường hợp khẩn cấp, dây rốn thường được để yên trong khi sinh, để tránh khỏi gây thêm áp lực. Những nghiên cứu đã cho thấy rằng 1/3 trẻ được sinh ra với dây rốn quấn cổ- bằng với tỉ lệ trẻ được sinh mổ ở Úc và Mỹ.

Dây rốn thường có chiều dài trung bình dao động khoảng 50-60 cm. Dây rốn càng dài càng có thể làm tăng nguy cơ dây quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng hơn và có hiện tượng thắt nút. Về lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Mặc dù dây rốn dài có thể vướng và quấn vào cổ em bé, gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần nhưng nó cũng có tác dụng bảo vệ bào thai khỏi nguy cơ giảm lưu lượng máu truyền qua dây rốn.

Giải mã hiện tượng dây rốn quấn cổ với 7 sự thật không mấy ai biết

Dây rốn quấn quanh cổ không phải là một hiện tượng hiếm gặp (Ảnh minh họa).

2.Dây rốn khỏe mạnh được bảo vệ bởi một lớp phủ mềm và trơn

Một sợi dây rốn khỏe mạnh cấu tạo từ các tế bào gốc thành cuống rốn tạo nên hợp chất dẻo mềm giúp bảo vệ các mạch máu bên trong. Chất này tạo độ trơn mềm cho dây rốn, giúp bảo vệ chống lại sự đè nén và cả sự hình thành nút thắt ở dây rốn (chiếm 1% ca sinh) do cử động của thai nhi. Nếu hợp chất mềm và trơn bao phủ dây rốn này bị trục trặc hoặc có vấn đề có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Với đa số thai nhi, dây rốn đều được bảo vệ rất tốt.

3.Dây rốn không hề thắt chặt thêm trong quá trình sinh

Bác sĩ Rachel Reed – bác sĩ sản khoa, giảng viên chuyên khoa Sản trường Đại học Sunshine Coast (Australia), cũng là người chọn hiện tượngdây rốn quấn cổ là để tài luận văn tiến sĩ của mình giải thích: 'Trong quá trình sinh nở, thai nhi không hề bị dây rốn giữ lại trong tử cung, lí do là khi chuyển dạ, cả 1 khối bao gồm em bé, nước ối, nhau thai và dây rốn đồng thời sẽ bị đẩy ra ngoài cùng lúc. Chỉ đến khi đầu em bé bắt đầu di chuyển vào cửa âm đạo và cần thêm khoảng trống để bé chui ra, lúc này việc dây rốn quấn cổ bé mới thực sự gây khó khăn vì khả năng dây rốn bị mắc kẹt, em bé khó lọt qua cửa mình của mẹ và bé có thể bị thiếu oxy trong quá trình chuyển dạ. Một số người cho rằng nhịp tim của em bé giảm trong khi chuyển dạ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng đây là hiện tượng bình thường đối với một em bé đang phải trải qua áp lực xung quanh đầu, mình để có thể chui ra ngoài tử cung người mẹ'.

Giải mã hiện tượng dây rốn quấn cổ với 7 sự thật không mấy ai biết

Trong quá trình sinh, dây rốn quấn quanh cổ cũng sẽ không chặt thêm (Ảnh minh họa).

4.Dây rốn quấn cổ không liên quan đến những vấn đề không mong muốn

Hiện tượng dây rốn quấn cổ không hề gây bất lợi khi sinh hay là nguyên nhân gây nên những vấn đề như thai chậm phát triển hay thai chết lưu. Nếu những vấn đề này xảy ra, nguyên nhân có thể là ở những tình trạng y khoa khác chưa được xác định nhưng dây rốn quanh cổ lại thường bị đổ lỗi là thủ phạm vì nó là hiện tượng dễ nhìn thấy và chẩn đoán nhất.

5.Dù dây rốn quấn chặt hay nhiều vòng thì cũng không làm tăng nguy hiểm

Giải mã hiện tượng dây rốn quấn cổ với 7 sự thật không mấy ai biết

Đã từng có trường hợp em bé chào đời hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh dù có tới tận 5 vòng dây rốn quấn quanh cổ.

'Chặt' ở đây nghĩa là bé không thể tự gỡ mình ra khỏi đám dây rốn loằng ngoằng ấy. Ngay cả với dây rốn quấn cổ chặt hay nhiều vòng thì cũng không có gì nguy hiểm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 6,6% trong số hơn 200.000 trẻ sơ sinh ra đời và sống khỏe mạnh với một sợi dây rốn quấn chặt ở cổ. Trong khi đó, số vòng dây rốn quấn cổ là bao nhiêu cũng không quan trọng, bởi vì khi quá trình chuyển dạ diễn ra, nhau thai, dây rốn và cả em bé cùng di chuyển xuống phía xương chậu của mẹ, chuẩn bị cho quá trình lọt qua âm đạo để chào đời.

6.Có hiện tượng dây rốn quấn cổ không có nghĩa là phải đẻ mổ

Dù thai nhi bị dây rốn quấn cổ thì các mẹ bầu vẫn hoàn toàn có thể đẻ thường. Trường Đại học về Sản khoa và Phụ khoa Vương quốc Anh khuyên rằng không có lý do gì phải tiến hành sinh mổ chỉ vì có dây rốn quấn cổ. Họ cho biết: 'Chưa có nghiên cứu nào xác định được hiệu quả của việc sinh mổ khi gặp hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ cả'. Bác sĩ Rachel cũng khuyên rằng chỉ nên sử dụng phương pháp sinh mổ trong trường hợp dây rốn thực sự gây nguy hiểm cho thai nhi hay có vấn đề phát sinh khi sinh thường.

Giải mã hiện tượng dây rốn quấn cổ với 7 sự thật không mấy ai biết

Các mẹ bầu vẫn hoàn toàn có thể sinh thường.

7.Tỉ lệ tai nạn liên quan đến dây rốn quấn quanh cổ rất thấp

Theo một báo cáo mới đây từ Viện Sức khỏe và Phúc lợi Úc, 1/135 thai nhi ở Úc bị chết lưu và con số này ở Mỹ là 1/160, nguyên nhân chính là do các vấn đề về nhau thai và nhiễm trùng. Theo một nghiên cứu trong ấn phẩm của Hiệp hội Y khoa Mỹ, họ cũng cho biết: 'Dây rốn quấn quanh cổ không được coi là một nguyên nhân gây tử vong'.

Nguồn: Belly

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!