Mỡ máu cao gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe, trong đó nghiêm trọng nhất là tai biến mạch máu não do tỷ lệ tử vong cao. Nếu nhận biết tình trạng bệnh từ sớm và phối hợp nhiều biện pháp điều trị làm giảm mỡ máu, bạn sẽ tránh được nhiều rủi ro.
Khi mỡ máu tăng cao thường xuyên sẽ gây ra nguy cơ gây tai biến. Tai biến đặc biệt rất nguy hiểm do người bệnh có thể bị liệt nửa người, mất trí nhớ, mất kiểm soát một phần cơ thể hoặc thậm chí là tử vong. Theo Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, khoảng 200.000 người bị tai biến mỗi năm do mỡ máu tăng cao và con số này vẫn còn không ngừng tăng lên.
Hãy cùng tìm hiểu xem mỡ máu cao là tình trạng gì và tại sao lại dẫn đến tai biến cũng như đâu là giải pháp giảm mỡ máu ngăn ngừa tai biến hiệu quả nhé.
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806654315-0'); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806741740-0'); });
Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau mà trong đó quan trọng nhất là cholesterol. Nhiều người thường lầm tưởng rằng cholesterol là xấu, gây ra nhiều bệnh. Nhưng thật ra, cholesterol lại rất cần thiết để cấu trúc màng tế bào, vận hành chức năng não bộ, sản xuất hormone hay dự trữ vitamin.
Cholesterol chỉ trở thành vấn đề khi có sự rối loạn chuyển hóa giữa các loại cholesterol và triglyceride.
Mỡ máu cao là rối loạn chuyển hóa mỡ máu
Tình trạng mỡ máu cao (hay rối loạn lipid máu, cholesterol cao, máu nhiễm mỡ) sẽ xuất hiện khi nồng độ cholesterol tốt giảm mà cholesterol xấu và triglyceride lại tăng cao.
• Cholesterol tốt HDL:Cholesterol HDL có tác dụng thu lại các cholesterol dư thừa và đưa chúng trở lại gan.
• Cholesterol xấu LDL: Khác với cholesterol tốt HDL, cholesterol LDL được xem là “xấu” bởi nó khiến lượng cholesterol dư thừa tích tụ lâu ngày gây ra các mảng xơ vữa trong động mạch.
• Triglyceride:Triglyceride là một loại chất béo được sử dụng để tạo thành năng lượng cần thiết cho cơ thể, tích trữ tại các tế bào mỡ và tế bào gan. Lượng triglyceride cao sẽ tạo nên các mảng xơ vữa trên động mạch, làm hẹp động mạch, cản trở lưu thông máu, gây đột quỵ, mỡ máu, gan nhiễm mỡ,…
Tình trạng mỡ máu cao hay cholesterol cao thực chất là do rối loạn chuyển hóa giữa cholesterol và triglyceride.
Nhận biết mỡ máu cao
Việc xác định các chỉ số cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, cholesterol HDL và triglyceride sẽ giúp bạn xem mình có đang vượt ngưỡng an toàn không.
Cholesterol toàn phần
- Từ 200mg/dL trở xuống: Bình thường
- Từ 200 – 239mg/dL: Mức ranh giới cao
- Từ 240mg/dL trở lên: Cao
Cholesterol HDL
- Từ 60mg/dL trở lên: Bình thường
- Từ 41 – 59mg/dL: Mức ranh giới thấp
- Từ 40mg/dL trở xuống: Thấp
Cholesterol LDL
- Từ 100mg/dL trở xuống: Bình thường
- Từ 100 – 129mg/dL: Có thể chấp nhận được đối với người không gặp phải trở ngại về sức khỏe nhưng sẽ là nguy cơ với người mắc bệnh tim mạch
- Từ 130 – 159mg/dL: Mức ranh giới cao
- Từ 160 – 189mg/dL: Cao
- Từ 190mg/dL trở lên: Rất cao
Triglyceride
- Từ 100 mg/dL trở xuống: Bình thường
- Từ 150 – 199 mg/dL: Mức ranh giới cao
- Từ 200 – 499 mg/dL: Cao
- Từ 500 mg/dL trở lên: Rất cao
Việc nhận biết triệu chứng máu nhiễm mỡ không dễ dàng mà thường phải thông qua xét nghiệm cholesterol.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: [Hỏi đáp bác sĩ] Cholesterol là gì?
Nguyên nhân gây mỡ máu cao
Đối với những người từ 20 tuổi trở lên nồng độ cholesterol trong cơ thể cũng bắt đầu tăng lên. Ở nam giới, nồng độ cholesterol thường cao hơn nữ, đặc biệt là sau độ tuổi 50. Ngoài ra còn một số nguyên nhân phổ biến gây tăng mỡ máu như dưới đây.
1. Mỡ máu cao do bệnh lý
Nồng độ cholesterol bất thường có thể được tìm thấy ở một số người gặp phải tình trạng sức khỏe như:
- Bệnh thận
- Tiểu đường
- Béo phì
- Suy giáp
- Mang thai
- Hội chứng buồng trứng đa nang
Mức cholesterol cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc trị trầm cảm,…
2. Mỡ máu cao do tiền sử gia đình
Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ có thể xuất phát từ yếu tố di truyền khi trong nhà có bố mẹ hoặc ông bà mắc bệnh. Người bệnh nhiều khi đã phát triển mức cholesterol hoặc triglyceride cao ở tuổi thiếu niên nhưng thường đến độ tuổi khoảng 20 – 30 thì mới được lưu ý.
Không như những người bị tăng lipid máu khác, người gặp mỡ máu cao do di truyền có thể phải trải qua một số triệu chứng bệnh tim mạch như:
- Đau ngực
- Đau tim
- Đột quỵ
- Chuột rút ở bắp chân khi đi bộ
- Vết thương ở ngón chân lâu lành
3. Mỡ máu cao do lối sống
Nguyên nhân gây ra rủi ro tăng mỡ máu cũng có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày chưa hợp lý như:
• Ăn nhiều chất béo:Lượng chất béo bão hòa cao trong các thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, sữa, trứng,… là nguyên nhân chính gây tăng mỡ máu. Các sản phẩm đóng gói, các loại đồ hộp, dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao,… cũng chứa hàm lượng chất béo cao.
• Không tập thể dục:Những người lười vận động cũng có nguy cơ phát triển mức cholesterol cao hơn so với những người tập luyện thể thao và vận động thể chất thường xuyên.
• Hút thuốc lá:Thói quen hút thuốc lá khiến nồng độ cholesterol tốt HDL trong cơ thể giảm mạnh, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: [Bác sĩ tư vấn] Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Nguy cơ tai biến do mỡ máu cao
Mỡ trong máu cao gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe như viêm tụy tiểu đường, gan nhiễm mỡ,… nhưng nguy hiểm nhất chính là đột quỵ hay tai biến. Các mảng xơ vữa động mạch sẽ gây tắc nghẽn, cản trở tuần hoàn máu lên não. Khi não không được cung cấp đủ máu kịp thời sẽ dẫn đến tai biến.
Nguy cơ tai biến do tắc mạch
Tai biến do tắc mạch máu hay nhồi máu não chiếm khoảng 80 – 85% tổng số các trường hợp tai biến mạch máu não. Nhồi máu não xảy ra khi xuất hiện cục máu đông chèn mạch máu, làm cho mạch máu não bị tắc. Khi ấy, các tế bào thần kinh não sẽ thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử.
Mỡ máu cao đóng ở thành mạch lâu ngày khiến mảng xơ vữa dày lên, dần dần làm hẹp lòng mạch gây tắc mạch máu não. Ngoài ra, khi một cục máu đông di chuyển lên não và bị kẹt lại tại đây cũng có thể gây tai biến do tắc mạch.
Nguy cơ tai biến do vỡ mạch
Tai biến do vỡ mạch hay xuất huyết não xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, khiến máu chảy vào trong các nhu mô não, chèn ép não bộ gây phù não. Tai biến do vỡ mạch chiếm khoảng 15 – 20% trường hợp tai biến mạch máu não và người bị xuất huyết não rất dễ tử vong nhanh.
Nguyên nhân gây vỡ mạch máu não có thể là do cao huyết áp, phình động mạch hoặc dị dạng động mạch,… Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, ít hoạt động, phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai… khiến cholesterol trong máu cao cũng là những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não.
Khi mỡ máu tăng cao thường xuyên sẽ gây nguy cơ tai biến. Tai biến mạch máu não là một biến chứng vô cùng nguy hiểm do tỷ lệ tử vong rất cao.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dấu hiệu đột quỵ và cách xử lý ai cũng phải biết
Cách giảm mỡ máu ngăn ngừa tai biến
Để giảm mỡ máu cao và ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não thì trước tiên bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh và phối hợp nhiều biện pháp mới cho kết quả tốt.
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể làm giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng bạn nên tham khảo:
• Chọn chất béo lành mạnh:Để thay cho các loại chất béo bão hòa không tốt trong các loại thịt đỏ hay thịt chế biến, lựa chọn thay thế tốt hơn trong thực đơn của bạn nên là thịt gà hay cá. Bạn cũng nên chuyển sang các loại sữa ít béo, tách béo hay dầu ô liu, dầu canola,…
• Bổ sung omega-3: Nguồn axit béo omega-3 dồi dào được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá thu và cá trích. Nhiều loại quả và hạt như quả óc chó hay hạt lanh cũng chứa rất nhiều omega-3.
• Tăng cường chất xơ: Tất cả chất xơ đều tốt cho sức khỏe, nhưng đặc biệt là chất xơ hòa tan có trong yến mạch, đậu và rau xanh có thể làm giảm mức cholesterol xấu LDL rất hiệu quả.
2. Tăng cường vận động thể chất
Khi bạn lười vận động, mức cholesterol HDL sẽ giảm, còn LDL xấu lại tăng. Do đó, hoạt động thể chất rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe toàn diện, duy trì cân nặng hợp lý và hạ mỡ máu.
Bạn chỉ cần 40 phút tập thể dục vừa phải duy trì 3 – 4 lần mỗi tuần là có thể giảm được lượng cholesterol. Nếu quá bận rộn hay không thể theo một môn thể thao nào cụ thể thì bạn hãy thử bắt đầu với một vài gợi ý sau:
- Đạp xe đạp đi làm
- Đi bộ nhanh cùng chó
- Tập thể dục tại chỗ trong văn phòng
- Sử dụng thang bộ thay vì thang máy
3. Từ bỏ thói quen xấu
Việc giảm dần và từ từ xóa bỏ hẳn những thói quen có hại cho sức khỏe đóng vai trò không hề nhỏ cho việc cải thiện sức khỏe ở người bị mỡ máu cao. Bạn cần ngưng hút thuốc lá vì thuốc lá làm co mạch, gia tăng mảng xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Ngoài ra, thói quen uống rượu bia quá nhiều cũng không tốt vì sẽ làm tăng triglyceride, gây tổn hại cho gan, não và tim. Do đó, bạn nên hạn chế rượu bia để bảo vệ sức khỏe của mình.
4. Sử dụng thảo dược giúp giảm mỡ máu
Bạn nên kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp với sự hỗ trợ từ sản phẩm thảo dược để cho hiệu quả giảm mỡ máu tối ưu. Nguyên nhân là nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm do sử dụng thuốc Tây lâu ngày như tăng men gan, tiêu cơ vân cấp, suy thận, tăng nguy cơ mắc tiểu đường…
Sự lựa chọn các thảo dược thiên nhiên đang là giải pháp hữu hiệu cho nhiều trường hợp muốn giảm mỡ máu. Tuy nhiên, bạn cần chọn sản phẩm thảo dược có nghiên cứu về hiệu quả cũng như độ an toàn trên lâm sàng để phòng tránh rủi ro.
KYOMANlà thảo dược giúp kiểm soát mỡ máu, vững bền thành mạch đã được nghiên cứu chứng minh mức độ hiệu quả và an toàn trên lâm sàng.
Khác với sản phẩm thảo dược hay thuốc Tây khác chỉ tập trung giảm mỡ máu, thực phẩm bảo vệ sức khỏe KYOMAN (*) còn giúp tăng sức bền thành mạch và ổn định đường huyết. Sử dụng KYOMAN giúp bạn giảm tối đa các biến chứng do mỡ máu cao.
Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ đã chứng minh hiệu quả kiểm soát mỡ máu của thành phần trong KYOMAN, sản phẩm được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Đây là giải pháp thảo dược toàn diện đầu tiên cho các trường hợp rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa.
Để được các Bác sĩ, dược sĩ chuyên môn tư vấn về bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, vui lòng gọi điện đến tổng đài 1800 1796 (miễn cước, trong giờ hành chính) hoặc số Hotline (24/07) 094.380.6556
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Kyoman, bạn vui lòngxem tại đây.
Biến chứng tai biến do mỡ máu cao thường không có bất kỳ một dấu hiệu báo trước nào. Quá trình phát triển máu nhiễm mỡ rất âm thầm, trong khi cơn tai biến lại xảy đến rất nhanh và bất ngờ. Vì vậy, người bị mỡ máu cao cần theo dõi sức khỏe dưới sự chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp nhiều giải pháp giảm mỡ máu để tránh những những di chứng khôn lường.
Tuyết Trinh | HELLO BACSI
(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)
- Hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể: Đâu là nguyên nhân?
- Nồng độ cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!