Giảm sưng và chảy máu răng sau khi điều trị nha khoa

Chăm sóc răng miệng - 11/28/2024

Những biện pháp được Hello Bacsi chia sẻ sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu sau khi điều trị nha khoa, đặc biệt là tình trạng sưng và chảy máu răng.

Sau điều trị nha khoa, bạn có thể gặp phải các tình trạng hoặc biến chứng xảy ra như sưng, khô chân răng, chảy máu, hoại tử xương hàm.

Sưng là tình trạng phổ biến sau khi điều trị nha khoa, đặc biệt là nhổ răng và phẫu thuật nha chu. Bên cạnh đó, chảy máu cũng là tình trạng thường xảy ra sau phẫu thuật răng miệng. Chảy máu có thể nghiêm trọng hơn vì máu thường hòa lẫn với nước bọt.

Khô chân răng là chân răng trở nên khô do sự tiếp xúc của các xương trong chân răng, gây chậm lành. Tình trạng này thường xảy ra nếu bạn nhổ răng hàm bên dưới hoặc không có khối máu đông ở khu vực này.

Hoại tử xương hàm là xương nhô ra các mô nướu trong thời gian dài có thể gây đau. Hoại tử xương hàm có thể xảy ra do nhổ răng, chấn thương, sử dụng xạ trị ở vùng đầu và cổ.

Bạn có thể gặp dấu hiệu và triệu chứng gì sau khi điều trị nha khoa?

Các dấu hiệu và triệu chứng thường khác nhau và phụ thuộc vào kỹ thuật điều trị nào bạn đã thực hiện:

  • Sưng. Thông thường, vùng nướu hoặc miệng có thể sưng đỏ và đau.
  • Chảy máu. Máu có thể chảy ở chân răng hoặc vùng nướu, hoặc vùng bạn đã thực hiện điều trị. Máu có thể chảy ít hoặc nhiều, có thể đi kèm sưng, đỏ và viêm.
  • Khô chân răng. Thông thường, khó chịu sẽ giảm sau 2 hoặc 3 ngày sau khi nhổ và sau đó đột nhiên nặng hơn, đôi khi kèm theo đau tai.
  • Hoại tử xương hàm. Hoại tử xương hàm cũng có thể được đi kèm với răng lung lay, nhiễm trùng, hoặc tiết dịch mủ.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì để cảm thấy dễ chịu sau khi điều trị nha khoa?

Nếu bạn bị sưng sau khi điều trị, bạn nên dùng một bịch đá lạnh hoặc tốt hơn là dùng một túi nhựa áp lên má có thể làm giảm sưng. Giảm sưng bằng đá lạnh có thể được sử dụng trong 18 giờ đầu tiên. Áp đá lạnh vào má trong 25 phút và sau đó lấy ra trong 5 phút. Nếu vẫn còn sưng sau 3 ngày hoặc nếu cơn đau nghiêm trọng hơn, bạn có thể đã bị nhiễm trùng, khi đó hãy liên hệ với nha sĩ ngay.

Đối với trình trạng chảy máu, máu sẽ cầm khi bạn đặt một áp lực lên vị trí điều trị trong một giờ, như cắn một miếng gạc cầm máu. Nếu vẫn chảy máu, khu vực này có thể được lau sạch, sau đó bạn sẽ cắn một miếng gạc hoặc một túi trà ẩm thật chặt để cầm máu trong khoảng 1 giờ.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Nếu chảy máu kéo dài hơn một vài giờ, các bác sĩ nha khoa sẽ được thông báo. Nếu các triệu chứng trên không thuyên giảm, hoặc diễn tiến nặng hơn (cơn đau kéo dài hơn 3 ngày), hãy báo với nha sĩ để có biện pháp điều trị và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Làm thế nào để phòng ngừa những vấn đề thường gặp sau điều trị nha khoa?

Để phòng ngừa những vấn đề thường gặp sau điều trị nha khoa, bạn nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nha sĩ sau điều trị như giữ vệ sinh khu vực điều trị, không ăn thức ăn cay, nóng hoặc những thực phẩm nha sĩ yêu cầu bạn kiêng trong thời gian điều trị. Hãy hỏi nha sĩ những phương pháp phòng ngừa các biến chứng bạn có thể thực hiện tại nhà. Báo ngay cho nha sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác sau điều trị.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!