Giao lưu trực tuyến: Xã hội hóa và đảm bảo an ninh hàng hóa phương tiện tránh thai

Thời sự - 04/27/2024

Nhằm đảm bảo an ninh phương tiện tránh thai và tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ tránh thai cho người dân, Ban quản lý Đề án 818 (Tổng cục Dân số - KHHGĐ) phối hợp với Báo Gia đình và Xã hội tổ chức giao lưu trực tuyến trên báo điện tử Gia đình và Xã hội (Giadinh.net.vn) về chủ đề 'Xã hội hóa và đảm bảo an ninh hàng hóa phương tiện tránh thai' vào lúc 9h ngày 18/12/2019.

Vì thời lượng chương trình có hạn nên các chuyên gia đã giải đáp những câu hỏi gửi đến sớm nhất và có nội dung bao trùm. Các câu hỏi còn lại xin hẹn quý bạn đọc trong chương trình giao lưu sau.

Quý bạn đọc vui lòng theo dõi các câu hỏi đã được trả lời ở phần giao lưu ngay phía dưới bài viết này.

Giao lưu trực tuyến: Xã hội hóa và đảm bảo an ninh hàng hóa phương tiện tránh thai

Ông Nguyễn Chí Long, Phó Tổng biên tập Báo Gia đình và Xã hội (ngoài cùng, phải) phát biểu khai mạc chương trình và tặng hoa cho các khách mời (từ trái qua): ThS.BS Phạm Hồng Quân, Giám đốc Ban Quản lý Đề án 818 (Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế); Ông Nguyễn Kim Xuân Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế) và Bà Trương Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Ảnh: Chí Cường

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm gần 1 triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn sẽ tiếp tục gia tăng và dự báo sẽ đạt cực đại vào năm 2027-2028. Nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai cũng tăng.

Giao lưu trực tuyến: Xã hội hóa và đảm bảo an ninh hàng hóa phương tiện tránh thai

Nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai ngày càng gia tăng. Ảnh minh họa

Hơn nữa, thực trạng tuổi dậy thì có xu hướng sớm hơn trước kia, đồng thời tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm dẫn đến nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai cũng có chiều hướng gia tăng. Do đó, việc thiếu hụt nguồn phương tiện tránh thai sẽ gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng như: Tăng tình trạng có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, vô sinh thứ phát và tử vong bà mẹ, trẻ em liên quan đến việc mang thai.

Số liệu của Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) cho thấy, hàng năm, nước ta có khoảng 250.000 - 300.000 ca phá thai. Theo báo cáo chưa đầy đủ năm 2017, cứ 1.000 phụ nữ có thai thì có 24 trường hợp ở tuổi vị thành niên; trong 1.000 ca phá thai có 15 trường hợp ở tuổi vị thành niên.

Kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình thời điểm 1/4/2016 của Tổng cục Thống kê cho thấy cứ 100 ca phá thai của phụ nữ độ tuổi 15-49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn.

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện cải thiện sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và tăng cường sử dụng các phương tiện tránh thai hiện đại. Theo đó, số người sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng.

Giao lưu trực tuyến: Xã hội hóa và đảm bảo an ninh hàng hóa phương tiện tránh thai

Sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, chất lượng để đạt được hiệu quả tránh thai một cách tốt nhất. Ảnh TL

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chúng ta vẫn đang gặp phải những khó khăn nhất định trong việc đảm bảo các phương tiện tránh thai an toàn, chất lượng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Vẫn còn tình trạng xuất hiện các phương tiện tránh thai trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm định chất lượng. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Nhằm giảm thiểu thực trạng trên và tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ tránh thai cho người dân, Ban quản lý Đề án 818 phối hợp với Báo Gia đình và Xã hội tổ chức giao lưu trực tuyến trên báo điện tử Giadinh.net.vn về chủ đề "Xã hội hóa và đảm bảo an ninh hàng hóa phương tiện tránh thai" vào lúc 9h ngày 18/12/2019.

DƯỚI ĐÂY LÀ CÁC CÂU TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA KHÁCH MỜI THAM GIA GIAO LƯU.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!