Giao mùa, vì sao bệnh tai mũi họng tăng cao?

Cần biết - 11/24/2024

Nội soi tai mũi họng đã giúp y học Việt Nam chấm dứt thời kỳ khám “mù” bằng các vật dụng y tế đơn sơ khi bác sĩ nhìn thấy phần nông của bệnh lý mà rất khó đưa ra chẩn đoán chính xác.

PV:Thưa PGS – TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương, Hà Nội đang ở những ngày thời tiết đẹp nhất trong năm. Nhiều người con xa Hà Nội và những bạn bè đã qua thủ đô đều nhớ nhung về mùa thu Hà Nội, thế nhưng cứ ra đến thủ đô thì nhiều người lại cảm cúm, mũi sụt sịt, vì sao lại như vậy, thưa bà?

PGS- TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Chúng ta đang rất hạnh phúc và tự hào khi ở Thủ đô hơn nghìn năm tuổi và ơn trời thời tiết đang rất đẹp. Nhưng quả thật, với các bác sĩ chuyên ngành tai mũi họng thì lại rất vất vả!

Thời gian cao điểm của bệnh lý tai mũi họng thường rơi vào tháng 3, tháng 4 và tháng 9, tháng 10 khi mà thời tiết đổi thay đổi rõ rệt, hay còn gọi là thời điểm giao mùa, thời điểm khí hậu “đỏng đảnh” nhất trong năm. Đặc biệt tại các thành phố lớn, như Hà Nội, khi mà không khí càng ngày càng trở lên ô nhiễm, mật độ xây dựng dầy đặc, nồng độ khói bụi và khí thải rất cao, càng tạo môi trường thuận lợi cho bệnh lý về tai mũi họng có cơ hội phát triển.

Giao mùa, vì sao bệnh tai mũi họng tăng cao?

PGS - TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh đang thực hiện mẫu động tác nội soi

Nói về cơ chế phòng vệ của đường hô hấp, thì mũi là cơ quan đầu tiên đối mặt với tất cả các tác nhân ô nhiễm từ không khí vào cơ thể. Niêm mạc mũi luôn tiết ra 1 chất nhầy giúp cơ thể đẩy mọi chất bẩn mà cơ thể tiếp xúc qua đường hô hấp ra bên ngoài, giống như một cái chổi trong hệ thống luân chuyển của một cơ thể khỏe mạnh hoạt động tự động. Nhưng đối với một cơ thể bị suy nhược, chính các vi khuẩn cư trú sẵn trong các nếp gấp niêm mạc, nếp gấp amidan lại trỗi dậy gây ra những bệnh lý về đường hô hấp.

PV: Hiện nay, có rất nhiều mẹ quan tâm đến phương pháp nội soi tai mũi họng song lại rấtlo lắng khi trong quá trình nội soi gặp một số sự cố ngoài ý muốn nhưxây xước niêm mạc mũi gây chảy máu, thủng màng nhĩ. Vậy có biến chứng nguy hiểm nào từ nguy cơ trên khi thực hiện phương pháp này thưa Phó giáo sư?

PGS – TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Sự cố ngoài ý muốn trong nội soi tai mũi họng thường gặp phải khi bệnh nhân vì lý do nào đó không hợp tác với ê kíp bác sỹ như trẻ quẫy đạp, la hét… có những bé còn khóc lặng, không thể thở, tím tái mặt mày do quá lo sợ hay xoay chuyển phần cơ thể đang đưa ống optic vào một cách đột ngột trong quá trình bác sĩ đang thăm khám. Những biến chứng nhẹ có thể là xây xát, chảy máu do va chạm với thân ống optic, nặng hơn thậm chí có những trường hợp còn thủng màng nhĩ. Trong những trường hợp trên bệnh nhân và người nhà nên bình tĩnh để xử trí, để bác sĩ có phương án cấp cứu kịp thời.

Đặc biệt, bố mẹ và bệnh nhân nên bình tĩnh hợp tác với bác sĩ nếu không may có các sự cố nội soi tai mũi họng xảy ra trong trường hợp bất khả kháng. Cũng không nên quá lo sợ vì những tai nạn này thường rất nhỏ và không để lại hậu quả quá nặng nề.

PV: Được biết, Phó giáo sư là một trong những người đầu tiên đi học và là trong nhiều cán bộ y tế thực hiện nội soi tai mũi họng đầu tiên trong cả nước. Xin hỏi, vì sao nội soi tai mũi họng vẫn có sự cố xảy ra song lại được chỉ định rất nhiều trong điều trị hiện nay, thưa bà?

PGS – TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Nội soi tai mũi họng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ năm 2000, sau đó dần trở lên phổ biến tại các tuyến tỉnh từ năm 2005. Nội soi tai mũi họng đã giúp y học Việt Nam chấm dứt thời kỳ khám “mù” bằng các vật dụng y tế đơn sơ như đè lưỡi, đèn pin những dụng cụ thô sơ đó chỉ có thể giúp bác sĩ nhìn thấy phần nông của bệnh lý mà rất khó đưa ra chẩn đoán chính xác.

Bệnh nhân khi có các dấu hiệu của bệnh lý tai mũi họng đều được bác sĩ đưa ra lời khuyên khám bằng máy nội soi tai mũi họng vì các tính năng vượt trội của nó. Các ống optic với kích thước đầu chỉ khoảng 2 ly sẽ được bác sĩ điều trị khéo léo đưa vào được những nơi rất sâu trong tai, mũi, họng mà bằng các phương pháp bình thường không thể tiếp cận được. Thông qua camera siêu nhỏ, hình ảnh các bộ phận bên trong sẽ được phóng to trên màn hình tivi từ đó giúp bác sĩ và chính bệnh nhân nhận ra được những biến đổi về kích thước, màu sắc, tình trạng viêm nhiễm hay có mủ của các cơ quan đó, để có thể đưa ra chẩn đoán sát nhất với bệnh lý.

Ngoài ra việc hỗ trợ điều trị như rửa mũi dưới sự giám sát của máy nội soi tai mũi họng cũng trở lên chính xác và có kết quả tốt hơn rất nhiều, từ những ngách mũi sâu và nhỏ nhất cũng được làm sạch triệt để.

PV: Nội soi tai mũi họng đã dần trở lên phổ cập ở các cơ sở y tế nhưng với kinh nghiệm lâu năm, bà có đưa ra lời khuyên gì với các ông bố, bà mẹ khi được bác sĩ chỉ định nội soi?

PGS – TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh:Ồ, nội soi tai mũi họng không hề đơn giản và dễ chủ quan đấy nhé. Kể cả người lớn, khi chuẩn bị nội soi cũng cần phải có lưu ý và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi, trong quá trình thực hiện thủ thuật, tại Hà Nội có người lớn vì không tuân thủ yêu cầu của bác sĩ đã xảy ra tai biến trong khi nội soi như rách màng nhĩ, rất tội nghiệp cho cả đôi bên. Với người lớn cũng cần tập trung khi khám nội soi, thời gian nội soi không quá lâu do vậy cần ngồi hoặc nằm yên, không được cử động, cúi người hay xoay chuyển đột ngột trong khi quá trình thăm khám đang diễn ra.

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, càng cần phải có sự phối hợp và hợp tác giữa người nhà của trẻ ( bố, mẹ, ông bà…những người đưa trẻ đến cơ sở y tế). Bố mẹ hoặc người nhà đi cùng em bé, cần giải thích đầy đủ và rõ ràng để các em chuẩn bị tâm lý và hợp tác hơn trong quá trình thực hiện nội soi.

Ngoài những vấn đề liên quan đến nội soi tai mũi họng, thì việc bảo vệ cho trẻ trước những thời điểm giao mùa là rất cần thiết. Thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trong đó mũi là cơ quan đầu tiên đối mặt với tất cả các tác nhân ô nhiễm từ không khí vào cơ thể.

Niêm mạc mũi luôn tiết ra 1 chất nhầy giúp cơ thể đẩy mọi chất bẩn mà cơ thể tiếp xúc qua đường hô hấp ra bên ngoài, giống như một cái chổi trong hệ thống luân chuyển của một cơ thể khỏe mạnh hoạt động tự động. Nhưng đối với một cơ thể bị suy nhược, chính các vi khuẩn cư trú sẵn trong các nếp gấp niêm mạc, nếp gấp amidan lại trỗi dậy gây ra những bệnh lý về đường hô hấp. Bởi vậy, bố mẹ cần trang bị cho mình kiến thức để có những biện pháp phòng bệnh đúng cách cho trẻ.

PV:Trân trọng cảm ơn bà.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!