780 tấn dầu bẩn từ Đài Loan xuất khẩu ra 12 quốc gia trên thế giới
Thời gian gần đây, vụ phát hiện dầu ăn bẩn được tái chế từ rác thải và cặn dầu đã qua sử dụng ở Đài Loan, khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Gần 243 tấn dầu ăn Đài Loan có nguồn gốc từ rác thải, vật liệu nhiễm độc và cặn dầu, được tái chế lại thành 780 tấn dầu ăn thành phẩm, xuất khẩu sang khoảng 12 quốc gia trong đó có Việt Nam.
Nhiều vụ phát hiện dầu ăn bẩn khiến người tiêu dùng phải giật mình (Ảnh minh họa: Internet)
Dầu ăn bẩn thành nguyên liệu trong các nhà hàng và tiệm bánh nổi tiếng
Rất nhiều các nhà hàng và tiệm bánh ngọt có thương hiệu ở Đài Loan thừa nhận nhập khẩu loại dầu ăn bẩn kém chất lượng làm nguyên liệu trong chế biến.
Có 4 nhà nhập khẩu đã thừa nhận nhập loại dầu ăn kém chất lượng này là công ty Dịch vụ Thực phẩm Angliss Hồng Kông, Dah Chong Hong, Thực phẩm Synergy và Thực phẩm Thành thị. Ngoài ra, Tập đoàn bánh ngọt Maxim khẳng định họ đã sử dụng dầu cặn do hãng Thực phẩm Thành thị cung cấp để sản xuất bánh dứa thành phẩm trong vòng 3 năm qua.
Hàng loạt các nhà hàng, tiệm bánh sử dụng loại dầu ăn này trong sản xuất và chế biến là các cửa hàng bánh của Maxim và chuỗi cửa hàng tiện lợi 7 - Eleven và nhiều cửa hàng khác như Arome Bakery, Cafe Express ở ga tàu điện ngầm Central và hai cửa hàng Starbucks - một ở phố Duddell thuộc trung tâm Hồng Kông, một ở khu Mong Kok.
Các vụ phát hiện dầu ăn bẩn ở Việt Nam
Tại Việt Nam, công ty TNHH Đại Hạnh Phúc cũng có liên quan đến vụ bê bối dầu ăn nhập khẩu từ Đài Loan. Công ty TNHH Đại Hạnh Phúc ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP HCM sản xuất và xuất khẩu dầu ăn cho động vật sang Đài Loan và Malaysia. Trong đó, chỉ có 5.464,44 tấn dầu mỡ được chứng nhận đạt tiêu chuẩn dành cho người và 111,47 tấn dầu ăn không đủ tiêu chuẩn, chỉ dành cho động vật.
Nhiều vụ sản xuất dầu ăn bẩn đã được phát hiện ở Việt Nam (Ảnh minh họa: Internet)
Dầu ăn chế biến từ lốp cao su ở xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.7/2013, Sở Y tế và Cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Nam đã kiểm tra và phát hiện cơ sở chế biến dầu ăn có lẫn tạp chất là lốp cao su gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Tại Thạch Thất Hà Nội, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện một số cơ sở tái chế dầu bẩn tại Mỏ Chèn, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơ sở này đã tiến hành sản xuất dầu ăn bẩn từ nhiều năm, nguyên liệu chính cho việc sản xuất là các loại thực phẩm, mỡ lợn… ôi thiu, không đảm bảo được đựng trong các thùng phuy để trực tiếp ngoài trời.
Xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức Hà Nộicũng là một cơ sở chế biến dầu ăn bẩn khá nổi tiếng với các thương lái trong nghề.
Nguyên liệu để chế biến dầu ăn thành phẩm của các cơ sở chế biến này chủ yếu là các loại cặn dầu thải đã qua chế biến và sử dụng từ các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội. Sau khi thu gom được đem về tinh chế lại thành dầu ăn thành phẩm, được đóng mác của các thương hiệu dầu ăn uy tín và bán ra ngoài thị trường.
Thực phẩm đóng hộp làm từ nguyên liệu dầu ăn bẩn, không chỉ có các loại dầu ăn bẩn được bán tràn lan trên thị trường, các loại đồ ăn sẵn, đóng hộp cũng là sản phẩm được chế biến từ dầu ăn bẩn không rõ nguồn gốc.
Một trong số loại thực phẩm đóng hộp mới bị các cơ quan chức năng phát hiện gần đây là dưa chuột trộn thịt lơn đóng hộp và sốt thịt cay đóng hộp được nhập khẩu từ Đài Loan.
>> Xem thêm:
Chế biến món ăn ngọt mát từ hoa thiên lý
Phân biệt dầu ăn sạch-bẩn
Nguy hại với 7 món khoái khẩu vỉa hè
Dầu cá: 'Thần dược' vẫn có độc tố
Infographic: Thực phẩm tốt cho thận
Hồng Anh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!