Giúp con đối mặt với tình huống ngượng ngùng

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Những tình huống khiến bé đỏ mặt như khóc nhè, 'xì hơi' nơi công cộng... cần được cha mẹ chú ý giúp đỡ để bé tự tin hơn.

Chắc hẳn bạn hiểu giây phút khi đôi má đỏ ửng lên với khát khao duy nhất là độn thổ. Vì thế, việc dạy con đối mặt với tình huống nhạy cảm trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết do những việc ấy có thể xảy ra thường xuyên, và xét trên phương diện xã hội, nó thật sự bình thường.

Tiến sĩ tâm lí học Lawrence J. Cohen, tác giả cuốn ‘Positive Parenting’ (Giáo dục tích cực) chia sẻ: ‘Khi trẻ lên 4-5 tuổi, thế giới dường như trở nên rộng lớn hơn và chúng cũng nhận ra sự thay đổi ấy. Điều này đồng nghĩa với việc bé rất sợ bị bắt gặp trong bộ dạng nhếch nhác, sợ bị trêu ghẹo hay sợ khác người. Đây là một phần trong quá trình phát triển tâm lí bình thường và một phần của sự thay đổi là do trường học. Ở đó, trẻ có nhiều tương tác với bạn cùng trang lứa’.

Giúp con đối mặt với tình huống ngượng ngùng

Độ tuổi này chứng kiến sự phát triển về mặt nhận thức. Cohen cho biết: ‘Khi còn nhỏ tuổi, tâm trí bé như giống như những chú cún con: Tình cảm biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, khi muốn được cưng nựng hay khi giận dỗi. Nhưng đến tuổi đi học, bé trở nên sâu sắc hơn khi nhận thức rằng, những việc mình làm có thể gây hậu quả không ít thì nhiều’.

Chuyên viên tư vấn về sự phát triển của trẻ em Betsy Brown Braun cho hay, cha mẹ không nên quan trọng hóa vấn đề bởi ‘điều họ nên làm là thông cảm và thấu hiểu. Đừng làm mọi việc trở nên rắc rối nhưng cũng đừng bỏ qua. Nếu con kể rằng, hôm nay bị ngã và bị rách quần thì bạn nên trò chuyện với con về cách bé giải quyết vấn đề cũng như đưa ra gợi ý để xử lí nếu gặp tình huống tương tự về sau.

Cách hiệu quả hơn cả để chứng minh rằng bạn hiểu câu chuyện đầy ngượng ngùng của bé là kể câu chuyện của bản thân. Nhớ là phải nhấn mạnh vào sự khó khăn để vượt qua chứ không phải điều kinh khủng khi đối mặt. Bạn có thể thừa nhận bản thân đối phó không được tốt lắm nhưng điều quan trọng hoen cả là chỉ ra bé không hề cô đơn.

Dưới đây là một số giải pháp để giúp trẻ đối phó với 6 tình huống ngượng ngùng nhất có thể trẻ sẽ bắt gặp.

1. ‘Xì hơi’ nơi công cộng

‘Xì hơi’, hắt hơi hay tệ hại hơn là ‘phun mưa’ ngay tại lớp học là các tình huống thường thấy ở những lớp mẫu giáo bé. Giây phút ‘đáng xấu hổ’ này là do bé không thể kiểm soát được cơ thể. Phụ huynh có thể giải thích cho con hiểu, tất cả đều xì hơi nhưng lí do người ta cười khi có điều gì đó ‘khác thường’ xảy ra vì điều ấy xảy ra với người khác không phải họ. 

Lời khuyên cho trẻ trong trường hợp này là cười trừ, sau đó nói những câu ngộ nghĩnh đại loại như: ‘Xin lỗi, chắc do phản ứng phụ của đĩa đậu tối qua’… Nếu tiếp tục bị trêu đùa, hãy bảo bé đánh lạc hướng chú ý của mọi người sang chủ đề khác chứ không nên giả vờ như mọi thứ chưa từng xảy ra.

Giúp con đối mặt với tình huống ngượng ngùng

2. Bị chú ý khi lấy gỉ mũi

Khi bị bạn bè trong lớp chú ý về ‘sự vụ’ này, lời khuyên tốt nhất cho bé là tự trấn an sau đó tìm cách gây ‘nhiễu’ chú ý của mọi người. 

Việc né tránh sự ngại ngùng là cách bé học qua tắc xã hội. Chắc chắn rằng, bạn không muốn con mình không biết xấu hổ nhưng rõ ràng, bạn cùng không muốn chúng bị ám ảnh bởi những điều này.

Giúp con đối mặt với tình huống ngượng ngùng

3. Tóc ‘ngố’

Ở lứa tuổi mẫu giáo, các bé thực sự muốn hòa đồng, hay nói cách khác là ‘giống’ các bạn. Nhu cầu muốn khác biệt vẫn chưa xuất hiện rõ ràng ở nhóm đối tượng này. Nếu bé thức dậy với mái tóc ngộ nghĩnh, bạn nên giúp con bằng cách cho tắm trước khi đi học.

Trong trường hợp mái tóc mới không được thành công như mong đợi, hãy khuyến khích con tự tin bằng cách nói: ‘Nhìn con thật dễ thương’ hay ‘Tóc con sẽ mọc trở lại nhanh lắm!’…

Giúp con đối mặt với tình huống ngượng ngùng

4. ‘Phá lưới nhà’

Con bạn ném bóng vào rổ và bé vô cùng tự hào về điều đó cho đến khi nhận ra bản thân vô tình ‘đốt lưới’.

Bé chắc hẳn rất ngại ngùng và cảm thấy ‘đầy tội lỗi’ khi để đội mình thua cuộc. Nói cho bé biết bạn thực sự hiểu tâm lí hiện tại của bé và việc tự khiển trách bản thân cũng không thể giải quyết vấn đề vì mọi chuyện đã qua.

Giúp con đối mặt với tình huống ngượng ngùng

5. Đeo niềng răng

Khi trẻ tâm sự về việc bị bạn bè chọc ghẹo chỉ vì việc đeo niềng răng, phụ huynh không nên coi đây là trò nhõng nhẽo con nít.

Hãy nói với bé, trong mắt bạn bé thực sự rất đẹp và khuyên con không nên nghe lời của bất cứ ai khác. Đồng thời, giải thích rằng, mọi người chưa nhận rõ được con sẽ tuyệt vời như thế nào khi tháo bỏ niềng răng. Thêm vào đó, định hướng cho bé bằng cách chỉ ra phản ứng của bạn bè thân thiết: ‘Những người ngoài cuộc thường rất độc ác trong khi bạn bè rất ủng hộ con’.

Giúp con đối mặt với tình huống ngượng ngùng

6. Khóc trước đám đông

Khóc nhè trước mặt bạn bè là điều rất khó để trẻ vượt qua bởi trẻ không muốn bị xem như… trẻ con nữa.

Xu hướng muốn trở nên mạnh mẽ hơn xuất hiện nhiều ở các bé trai từ 4-8 tuổi. Bằng cách trò chuyện với bé về cảm xúc hỗn loạn có thể khiến người ta khóc, kể cả người lớn. Cho trẻ hiểu khóc là điều hết sức bình thường và không hề ảnh hưởng đến sự mạnh mẽ của con trai. Bé có thể khóc khi thực sự muốn nhưng đôi khi nên tìm một phương pháp thay thế khác tốt hơn để biểu lộ cảm xúc bản thân.

Giúp con đối mặt với tình huống ngượng ngùng

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Ngọc Luyện (Theo webmd)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!