Giúp mẹ bầu không bị chứng tê tay chân khi mang thai hành hạ

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/05/2024

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ không thể tránh được việc bị tê tay chân và điều này khiến chị em luôn cảm thấy mệt mỏi. Trong bài viết này, Lily & WeCare sẽ chia sẻ với các mẹ bầu về chứng tê tay chân khi mang thai và những cách khắc phục để chị em tham khảo.

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ không thể tránh được việc bị tê tay chân và điều này khiến chị em luôn cảm thấy mệt mỏi. Trong bài viết này, Lily & WeCare sẽ chia sẻ với các mẹ bầu về chứng tê tay chân khi mang thai và những cách khắc phục để chị em tham khảo.

Vì sao mẹ bầu bị tê tay chân?

Hiện tượng tê tay chân khi mang thai thường hay gặp ở những chị em đang ở tháng thứ 5 đến tháng thứ 6 cho đến hết thai kỳ. Nguyên nhân được xác định là do khi thai lớn, mẹ bầu cũng tăng cân nhanh chóng và thai to cũng chèn ép vào các mạch máu khiến việc tuần hoàn máu khó khăn hơn, tay chân cũng vì thế mà bị tê mỏi.

Một nguyên nhân khác nữa là do mẹ bầu bị phù nề nên cơ thể thiếu đi canxi và magiê.

Trong lúc ngủ, đặc biệt là khi mẹ bầu lười vận động cũng khiến cho chân hoặc tay bị tê mỏi.

Do hội chứng đường hầm cổ tay: Hội chứng này là khi rãnh cổ tay bị sưng, nó làm cho các dây thần kinh ở khu vực này bị co mạnh, áp lực sẽ khiến cho đầu ngón tay bị tê, nóng và lan ra khắp tay khiến tay bị tê.

Chị em nào bị chứng tê tay chân khi mang thai cũng cần lưu ý tới trường hợp đột quỵ ở thai phụ.

Một số nguyên nhân gây tê tay chân khác ở mẹ bầu có thể kể tới việc ăn uống thiếu chất (thiếu vitamin B1, B12, acid folic); do mẹ bầu bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi do mắc chứng tiểu đường; do mẹ bầu phải đứng quá lâu ở 1 tư thế nên khiến máu bị ứ đọng.

Giúp mẹ bầu không bị chứng tê tay chân khi mang thai hành hạ

Trong lúc ngủ, đặc biệt là khi mẹ bầu lười vận động cũng khiến cho chân hoặc tay bị tê mỏi

Chứng tê tay chân ở mẹ bầu thường khởi phát khá nhẹ nhàng, đó là cảm giác tê dại ở đầu ngón tay hoặc ngón chân tựa như bị kim chích nhẹ, kiến cắn nhẹ. Với những trường hợp nặng hơn, chị em sẽ cảm thấy nóng và hơi đau nhức. Triệu chứng này xuất hiện ở hầu hết khắp nơi trên cơ thể.

Nếu như là hiện tượng tê tay chân thông thường thuộc về sinh lý thì chị em không cần điều trị. Khi nào có những triệu chứng bị tê tay chân kèm với lơ mơ dù trong giây lát, không thể nhấc nổi cánh tay, tê mỏi hơn khi đi bộ... thì mới cần đến khám bác sĩ bởi đó rất có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ, chức năng gan rối loạn, chức năng chuyển hóa rối loạn hoặc là các dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch, thiếu chất.

Cách khắc phục chứng tê tay chân khi mang thai

Chị em có thể áp dụng một số biện pháp như dưới đây để khắc phục chứng tê tay chân:

Nên thực hiện những bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu vào mỗi buổi sáng. Nên khởi động các động tác khớp tay, khớp chân để máu lưu thông tốt hơn. Nếu thấy tê chân, tay trong khi ngủ thì chị em cần nhanh chóng thay đổi tư thế nằm để máu được lưu thông tốt hơn.

Không được dùng tay làm gối cho bé hoặc cho chính mẹ khi ngủ. Ngay khi có dấu hiệu bị tê tay, mẹ cần nâng tay lên xuống nhẹ nhàng để bớt cảm giác khó chịu.

Giúp mẹ bầu không bị chứng tê tay chân khi mang thai hành hạ

Nên thực hiện những bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu vào mỗi buổi sáng

Nên thư giãn khi làm việc trong môi trường máy tính bằng cách đứng lên đi lại.

Bác sĩ sẽ kê thêm canxi cho những mẹ bầu bị tê tay chân do thiếu hụt canxi.

Khi ngồi xem tivi, mẹ bầu hãy gác chân lên thành ghế để hạn chế bị tê mỏi. Khi ngủ, mẹ bầu cũng nên kê một chiếc gối nhỏ dưới tay để tránh tê mỏi.

Để giảm thiểu tê tay chân, mẹ bầu nên chườm lạnh thay vì chườm nóng. Hoặc có thể ngâm tay vào chậu nước có vài giọt tinh dầu hoa cúc hoặc lavender để tốt hơn.

Nên ăn những thực phẩm giàu canxi như: cua, tôm, sữa, cá... và thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng theo gợi ý của bác sĩ.

Nếu chị em bị tê tay chân khi mang thai kéo dài trong vài ngày không đỡ thì phải nhanh chóng tới gặp bác sĩ, không được tùy tiện dùng thuốc. Các bác sĩ sẽ cho mẹ bầu mang một thanh nẹp vào cổ tay để điều trị chứng nghẽn rãnh cổ tay. Ngoài ra, chị em có thể uống thêm vitamin B6 mỗi ngày còn nếu không, chỉ cần ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, chị em sẽ nhanh chóng dứt tình trạng này.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!