Tạp chí Journal of Oral Rehabilitation mới đây đã đăng kết quả của một nghiên cứu khoa học cho thấy việc há miệng khi nằm ngủ có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe răng miệng còn hơn cả đồ uống có gas. Điều này là do không khí khi hít vào đã làm khô miệng, nước bọt - thứ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong miệng một cách tự nhiên, bị mất đi và phá vỡ các màng bám bảo vệ trên răng.
Há miệng khi nằm ngủ ban đêm cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề như dị ứng, viêm amidan, tắc nghẽn xoang, mũi hay ngưng thở.
Tiến sĩ nha khoa Petros Ioannis Moschouris đã chỉ ra những vấn đề sức khỏe có thể bạn phải đối mặt nếu thường xuyên nằm ngủ há miệng. Dưới đây là một số nội dung cơ bản.
1. Khô miệng và môi
Khi thở bằng miệng, chất lỏng (nước bọt) bị mất do bay hơi, làm cho miệng và môi bị khô. Điều này có hậu quả nghiêm trọng, bao gồm suy giảm khả năng nuốt và làm mất đi chức năng bảo vệ của nước bọt. Miệng và môi bị khô còn đem lại cảm giác khó chịu, khiến bạn chẳng thể ngủ ngon.
2. Sâu răng
Nước bọt có nhiều chức năng quan trọng: tự làm sạch miệng, loại bỏ bất kỳ axit không mong muốn và bảo vệ men răng. Khi miệng có ít nước bọt, độ pH mảng bám bị hạ xuống thấp, làm tăng số lượng vi khuẩn có hại một cách ồ ạt và đó là nguy cơ gây sâu răng.
3. Hôi miệng (Halitus)
Há miệng khi nằm ngủ liên quan đến hơi thở có mùi vì khi nước bọt mất đi thì khả năng tự làm sạch cũng không còn và đây là môi trường tốt cho vi khuẩn tồn tại. Ngoài ra, sâu răng cũng có thể gây hôi miệng.
Thói quen ngủ há miệng có tác động tiêu cực tới sức khỏe nhiều hơn bạn nghĩ (Ảnh minh họa: FWH)
4. Ảnh hưởng tới hình dáng khuôn mặt
Thở bằng miệng có thể ảnh hưởng đến các vòm răng và vị trí của răng, từ đó tạo nên hiệu ứng domino trên môi, lưỡi, vòm miệng. Những người thường xuyên thở bằng miệng khi nằm ngủ thường có khuôn mặt ngắn hơn, răng sít, đường mũi hẹp, lỗ mũi to, chiếc cằm nhỏ hơn và cứng hơn, đôi môi thô cứng hơn.
5. Nuốt bất thường
Thường xuyên nằm ngủ mà há miệng cũng liên quan đến hiện tượng nuốt bất thường vì khi miệng bị khô, bạn có xu hướng đẩy lưỡi về phía trước để nuốt thay vì ngậm miệng lại. Bình thường, lưỡi dồn áp lực vào vòm việc và tạo ra những 'cơn sóng' để đẩy thực phẩm xuống thực quản, vào dạ dày. Nhưng khi thở bằng miệng không theo cơ chế này, không khí được nuốt vào nhiều hơn, có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày.
6. Mệt mỏi
Thở bằng miệng khi ngủ sẽ nạp lượng oxy vào phổi nhiều hơn mức cần thiết, gây ra cảm giác mệt mỏi lúc thức dậy.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!