Hăm tã là bệnh gì? Các mẹ nghe có quen không?

Kiến Thức Y Học - 04/24/2024

Thời tiết mưa gió ẩm ướt kéo dài, bé phải thường xuyên quấn tã khiến vùng da vốn dĩ nhạy cảm của bé càng dễ bị hăm hơn. Hăm tã tuy không nghiêm trọng nhưng là bệnh khá phổ biến, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trong giai đoạn đầu đời của bé nên các mẹ cần hết sức lưu ý.

Thời tiết mưa gió ẩm ướt kéo dài, bé phải thường xuyên quấn tã khiến vùng da vốn dĩ nhạy cảm của bé càng dễ bị hăm hơn. Hăm tã tuy không nghiêm trọng nhưng là bệnh khá phổ biến, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trong giai đoạn đầu đời của bé nên các mẹ cần hết sức lưu ý.

Hăm tã là bệnh gì? Các mẹ nghe có quen không?

Để giúp các mẹ hiểu hăm tã là bệnh gì? Nguyên nhân, các biểu hiện của căn bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ. Biện pháp phòng ngừa và một số cách trị bệnh hăm tã ở trẻ. Lily & WeCaremời các bạn tham khảo bài viết này.

1. Hăm tã là bệnh gì?

Bệnh hăm tã(viêm da tã lót) là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn mang tã. Bệnh có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé bị ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu.

Hăm tã không gây nguy hại nhiều cho bé, tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn.

Hăm tã là bệnh gì? Các mẹ nghe có quen không?

2. Nguyên nhân gây hăm tã cho bé là gì?

Bé bị hăm tã do chịu những tác nhân bên ngoài tác động, làm da bé quá non nớt cũng như các cơ chế tự bảo vệ cũng như các cơ chế tự bảo vệ còn quá non yếu nên không thể chống chọi lại được. Cụ thể là:

- Các enzyme trong nước tiểu và phân ứ đọng lại trong tã lót có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và gây kích ứng da bé khiến bề mặt da bé bị tổn thương và dẫn đếnhăm tã.

- Chất lượng tã không tốt thô ráp làm tăng sự ma sát với làn da mỏng manh của bé, gây trầy xước, mẩn đỏ và làm tổn thương.

- Quấn tã quá chặt và quên thay tã trong nhiều giờ là lỗi thường gặp nhất ở các mẹ, điều này khiến da bé bị bí hơi, không thông thoáng và kéo dài sự tiếp xúc trực tiếp của da bé với các tác nhân gây kích ứng, khiến hăm tã càng trở nên nặng hơn.

- Bôi phấn rôm ngay sau khi tắm làm bít lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã.

Với các nguyên nhân trên nếu các mẹ không xử lý kịp thời, bệnh sẽ dễ dẫn tới nhiễm khuẩn và có thể là bội nhiễm khuẩn, gây khó khăn trong điều trị.

3. Các biểu hiện của căn bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ - Điều mẹ cần chú ý!

Bé không thể nói cho mẹ biết tình trạng khó chịu của mình như thế nào khi bị hăm tã nên mẹ cần chú ý những biểu hiện trên là da mỏng manh hay thái độ của bé hàng ngày. Triệu chứng thường gặp khi bé bị hăm tã đó là vùng da tiếp xúc với tã sẽ tấy đỏ và rát. Thông thường hăm tã có 5 cấp độ, các triệu chứng này thường bắt đầu với những chấm nổi nhạt màu hồng, sau đó ngày càng lớn hơn và lan nhanh chóng khắp vùng quấn tã nếu không điều trị. Ở trường hợp nặng nhất sẽ chuyển sang màu đỏ và bắt đầu tróc ra, các nếp gấp da có thể đau rát.

Hăm tãlà hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi, bé thường hay quấy khóc, khó chịu đau rát suốt ngày, đặc biệt là sau khi đi tiểu hoặc đi ngoài.

Hăm tã là bệnh gì? Các mẹ nghe có quen không?

4. Phòng tránh và điều trị bệnh hăm tã cho bé như thế nào?

Phòng tránh hăm tã cho bé

Hăm tã không phải là một khái niệm xa lại với các bậc cha mẹ, sẽ không quá khó khăn để phòng tránh căn bệnh này nếu các mẹ để tâm một chút. Hãy phòng tránh bệnh hăm tã cho bé bằng các phương pháp sau.

- Các mẹ nên sử dụng tã giấy chất liệu tốt, bề mặt thông thoáng, kích cỡ vừa vặn với cơ thể bé

- Thay tã thường xuyên, trung bình 2-3 giờ/lần và không để lâu hơn 6 giờ

- Dùng khăn bông thấm nước lau sạch vùng da quấn tã sau khi đi vệ sinh và để da bé thông thoáng vài phút trước khi quấn tã.

- Sử dụng thuốc mỡ, thuốc chống hăm lành tính cho da bé mỗi lần thay tã.

Hăm tã là bệnh gì? Các mẹ nghe có quen không?

Điều trị bệnh hăm tã cho bé

Cách điều trị bệnh hăm tã khi bé bị hăm ở mức độ nhẹ đó là dùng kem và thuốc mỡ bôi lên da và thay tã thường xuyên. Nếu kích ứng do nước tiểu là vấn đề yếu, bạn có thể dùng thuốc mỡ có oxit kẽm để làm giảm bệnh. Nên bôi ở vùng thay tã, sau khi rửa sạch bằng nước ấm và lau khô vùng mặc tã.

Nếu mẩn ngứa kéo dài kể cả khi đã điều trị bằng cách trên, bạn nên thay loại tã khác. Một số bé nhạy cảm với hóa chất trong tã vải và một số khác kích ứng với chất liệu nhân tạo trong tã dùng một lần.

Ngoài ra, bạn có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán nguyên nhân hăm tã chính xác và được kê thuốc điều trị hiệu quả nhất.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh hăm tã,Lily & WeCare muốn gửi đến các mẹ tham khảo. Hy vọng những thông tin này, sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc phòng tránh bệnh hăm tã cho bé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!