Hành giải cảm, sát trùng…

Cần biết - 11/24/2024

Hành là gia vị quen thuộc nhưng lại có những tác dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết.

Hành - Bulbus allii Fistulosi; chứa protid, saccharides, vitamin B1, B2, PP, Bêta-caroten, Ca, Fe, Mg…, nhất là vitamin C và P. Hành còn có axít malic, dầu béo, chất dính…, trong đó chứa các allyl sulphide (dầu hành) và allicin, có mùi thơm và cay ấm, giúp khử mùi tanh, nâng vị ngon tươi, cải thiện vị giác và thúc đẩy thèm ăn. Cũng như có công năng hưng phấn thần kinh, xúc tiến máu tuần hoàn.

Những lợi ích

Hành vị cay vừa, tính ấm, có tác dụng gây ra mồ hôi, giải cảm (phát hãn, giải biểu), trừ lạnh thông thoáng các kinh âm (tán hàn, thông âm), giải độc.

Hành chứa một loại tinh dầu mang tính kích thích, sản sinh mùi thơm đặc trưng, giúp tẩy trừ mùi tanh; béo ngậy trong các món ăn, còn có thể kích thích bài tiết dịch tiêu hóa, thúc đẩy thèm ăn.

Hành chứa prostaglandin A, có tác dụng làm giãn mao mạch, thúc đẩy máu tuần hoàn, trợ giúp phòng ngừa váng đầu do tăng huyết áp gây nên. Hành còn có tác dụng đảm bảo đại não linh hoạt cũng như dự phòng Alzheimer cho người cao tuổi.

Hành có tác dụng làm mềm mạch máu, giảm mỡ trong máu, chủ yếu dùng điều trợ hỗ trợ cho xơ cứng mạch máu.

Người thường xuyên ăn hành, cho dù dáng mập vạm vỡ, nhưng cholesterol không tăng cao, hơn nữa thân thể cường tráng.

Hành chứa nguyên tố vi lượng selenium, có thể giảm hàm lượng muối nitrat trong dịch vị, vì thế, có tác dụng nhất định đối với việc dự phòng ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác.

Tinh dầu thơm chứa trong hành có tác dụng sát khuẩn mạnh. Nó có thể thông qua đường mồ hôi; hô hấp; hệ tiết niệu khi bài ra ngoài gây kích thích nhẹ các tuyến bài tiết, từ đó có tác dụng làm ra mồ hôi, tan đàm, lợi tiểu.

Hành giải cảm, sát trùng…

Dùng hành chữa bệnh:

Tiểu sót: đầu hành 0,5kg thái nhuyễn, phèn chua 12g tán mịn, trộn thành dạng sệt, đắp vào vùng rốn và bụng dưới, đắp gạc và phủ lên trên tấm nylon mỏng, xung quanh dán bằng băng keo.

Báng bụng: đầu hành 10 cọng, mang tiêu 10g, giã nhuyễn, đắp vào rốn, ngày 1 lần.

Tiểu khó sau khi sinh: đầu hành vừa đủ thái nhuyễn đem rang nóng, sau đó đắp vùng bụng dưới nhanh chóng. Thường thực hiện 1 lần thấy hiệu quả ngay.

Bí tiểu: hành tươi, cả củ 1 nắm (thân và đầu hành), giã nát, sau đó bỏ thêm nước đá giã nhuyễn. Để 1 khăn ướt vắt ráo nước lên vùng bàng quang, để hành và nước đá đã giã nhuyễn lên. Sau 5 phút đi tiểu được.

Tắc ruột do giun: đầu hành 10 cọng, dầu ăn 25ml, đầu hành sau khi băm nhuyễn, cả hai trộn đều, uống ngay.

Giúp tăng nội tiết tố (hoóc-môn): đầu hành vừa đủ, ép lấy nước, ngày uống 1 - 2 lần; hoặc nhai nuốt trong miệng, sau đó nhả bỏ bã, ngày 2 lần.

Sưng vú (viêm tuyến vú cấp tính): đầu hành 30g, dùng nước rửa sạch, sau khi thái nhỏ cho ngâm trong nước nóng vừa đủ, sau khi lấy hơi xông thì dùng rửa bên vú bị sưng, ngày 3 - 5 lần, 2 ngày là 1 liệu trình, thường thực hiện 2 - 5 liệu trình sẽ thấy hiệu quả. Phương pháp này rất thích hợp dùng cho người mới bị sưng vú. Cũng có thể dùng đầu hành 0,5kg, thêm mạch nha 50g, trước tiên dùng nước rửa riêng biệt, đầu hành băm nhuyễn lấy nước, chia uống 2 lần kèm với rượu trắng; có thể dùng mạch nha thêm 400ml nước, nấu còn 300ml, dùng rửa vú sưng lúc ấm.

Món ăn - bài thuốc từ hành

Đầu hành nấu đậu hủ: đầu hành (thông bạch) 120g, đậu hủ 150g, nấu chung, nêm ít rượu và gia vị, ăn liền vài lần, có tác dụng ích khí sinh tân (tạo năng lực, tạo thể dịch); trừ táo khu hàn, dùng điều trị các chứng cảm mạo thân yếu; trẻ cảm sốt; phù thũng…

Đầu hành xào thịt heo: đầu hành 100g, thịt nạc 50g. Thịt thái lát, xào với lửa mạnh, thêm đầu hành, tiếp tục xào giây lát, nêm gia vị, ăn liền vài lần, có tác dụng nhuận phế bổ vị, ích khí phát hãn, dùng chữa các chứng phát sốt ớn lạnh, thân thể suy nhược nhiễm lạnh; đau đầu không ra mồ hôi…

Cháo hành: hành 1 bó, thái nhuyễn, gạo 50g, nấu cháo, ăn liền 3 - 5 ngày, chữa lỵ ra máu bầm.

Nước nấu hành tỏi: đầu hành 30g, thêm 100ml; tỏi 30g, thêm 200ml, hai thứ nấu riêng, bỏ bã lấy nước, trộn lẫn (hay chỉ dùng một thứ) để bơm rửa hậu môn, trẻ 4 - 6 tuổi dùng 10ml nước thuốc, 7 - 10 tuổi dùng 15ml, trên 11 tuổi dùng 20ml để chữa giun.

Hành nhuyễn: hành cả bó, vừa đủ, băm nhuyễn, trộn với dấm rang nóng, đắp tại chỗ, dùng chữa ung nhọt sưng đau.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc thì tiêu thụ thức ăn chứa nhiều hành tỏi có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Sau khi phỏng vấn 238 người đàn ông bị ung thư tiền liệt tuyến và 471 người không bị bệnh, các nhà khoa học nhận thấy những ai ăn hơn 9g/ngày các loại rau từ nhóm hành tỏi thì nguy cơ mắc căn bệnh ung thư trên thấp hơn 50% so với những người ăn ít hơn. Riêng những ai ăn khoảng 2,9g hoặc hơn hành ascalon/ngày thì nguy cơ bị ung thư giảm 70%. Nguy cơ này giảm 53% nếu tiêu thụ một lượng tỏi tương tự.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!